Phiên 2/12, giá dầu thế giới gần như đi ngang trước lo ngại rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ không giảm lãi suất thêm nữa tại cuộc họp tháng 12.
Khép lại phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 1 xu Mỹ, xuống 71,83 USD/thùng, còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) nhích thêm 10 xu Mỹ, tương đương 0,15%, lên 68,10 USD.
Một cuộc khảo sát khu vực tư nhân cho thấy trong tháng 11, hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng nhanh nhất trong 5 tháng, từ đó thúc đẩy sự lạc quan của các doanh nghiệp Trung Quốc ngay cả khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đưa ra các cảnh báo áp thuế quan.
Trong khi đó, căng thẳng tại Trung Đông vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, bất chấp lệnh ngừng bắn giữa Israel và Liban. Các nhà giao dịch cũng đang theo dõi sát sao diễn biến tại Syria, đánh giá xem liệu tình hình ở đây có thể làm gia tăng căng thẳng trên toàn Trung Đông và ảnh hưởng đến nguồn cung hay không.
Tuần trước, giá cả hai loại dầu Brent và WTI đều giảm hơn 3% khi những lo ngại về những rủi ro đối với nguồn cung từ cuộc xung đột Israel-Hezbollah giảm bớt. Bên cạnh đó, thị trường dầu được dự đoán sẽ dư cung trong năm 2025, ngay cả khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, dự kiến sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng.
Theo các nguồn thạo tin, OPEC+ đã hoãn cuộc họp chính sách sang ngày 5/12 và đang thảo luận về việc trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu dự kiến bắt đầu vào tháng 1/2025. Ông George Pavel, Giám đốc điều hành của Naga.com Trung Đông, cho biết sự chú ý của thị trường sẽ đổ dồn vào khả năng trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng của OPEC+, vì việc trì hoãn vô thời hạn có thể xoa dịu áp lực giảm giá đối với dầu. Cuộc họp tuần này sẽ quyết định chính sách cho những tháng đầu năm 2025.
Tuy nhiên, phiên này, giá dầu chịu áp lực khi Chủ tịch Fed chi nhánh Atlanta Raphael Bostic cho biết ông đang có cái nhìn cởi mở đối với việc có giảm lãi suất thêm nữa tại cuộc họp tháng 12 của Fed hay không, và dữ liệu sắp tới về việc làm rất quan trọng trong việc định hình quyết định này. Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí đi vay, điều này có thể làm chậm hoạt động kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.
Bên cạnh đó, giá dầu cũng gặp lực cản khi đồng USD tiếp tục tăng mạnh sau những phát biểu mới đây của ông Trump về vị thế của “đồng bạc xanh”. Đồng USD mạnh hơn làm cho dầu, vốn là hàng hóa được định giá b
TIN KHÁC
IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ yếu trong năm 2025(13/12/2024)
Ấn Độ và Nga đạt thỏa thuận mua bán dầu mỏ lớn nhất từ trước tới nay(13/12/2024)
Giá dầu thế giới giằng co trước dự đoán Fed hạ lãi suất(13/12/2024)
Liên minh châu Âu nhất trí về gói trừng phạt mới nhằm vào Nga(12/12/2024)
Giá dầu tăng hơn 1 USD sau khi EU thông báo gói trừng phạt mới nhằm vào Nga(12/12/2024)