Trong phiên giao dịch 10/5, giá dầu thế giới đi xuống, với giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) xuống mức thấp nhất trong hai tuần khi triển vọng nhu cầu chịu sức ép do các phong tỏa tại Trung Quốc.
Bơm dầu thô tại giếng dầu South Belridge ở hạt Kern, bang California (Mỹ) ngày 26/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Bên cạnh đó, sự mạnh lên của đồng USD cũng khiến giá dầu đắt đỏ hơn với những nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác.
Chốt phiên này, giá dầu WTI giảm 3,33 USD (3,2%) xuống 99,76 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 3,48 USD (3,28%) xuống 102,46 USD/thùng. Cả hai mặt hàng này đều giảm phiên thứ hai liên tiếp và giảm hơn 4 USD/thùng vào đầu phiên.
Chuyên gia Tamas Varga của công ty dịch vụ dầu khí PVM Oil Associates (Vương quốc Anh) nhận định chính sách phong tỏa do dịch COVID tại Trung Quốc và chính sách tăng lãi suất trên toàn thế giới để chống lạm phát đã củng cố đà tăng của đồng USD và làm gia tăng lo ngại về suy giảm kinh tế. Đồng bạc xanh đã giao dịch gần mức cao nhất trong hai thập kỷ.
Robert Yawger, quản lý tại ngân hàng Mizuho (Nhật Bản), nhận định nhu cầu tại Trung Quốc giảm mạnh do các đợt phong tỏa và sự giảm giá của dầu Nga trên thị trường, khiến Trung Quốc có nhiều lựa chọn mua dầu hơn.
Về nguồn cung, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã hạ dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2022 và 2023. Theo đó, cơ quan này dự kiến sản lượng năm 2022 đạt trung bình 11,9 triệu thùng/ngày so với ước tính trước đó là 12 triệu thùng/ngày./.
TIN KHÁC
Giá dầu thế giới biến động nhẹ trong phiên 27/11(28/11/2024)
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu(27/11/2024)
Giá dầu thế giới nối dài đà giảm(27/11/2024)
Hungary sẵn sàng từ bỏ dầu mỏ của Nga với một điều kiện(26/11/2024)
Giá dầu giảm hơn 2 USD sau thông tin về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah(26/11/2024)