Từ đầu năm đến nay, công ty đã và đang đối mặt với hai đợt khan hiếm hàng trên thị trường phía Nam.
Chiều 5-9, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng cùng đoàn công tác Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường (QLTT), UBND huyện Nhà Bè có buổi làm việc với Công ty Xăng dầu Khu vực II TNHH Một thành viên (Petrolimex Sài Gòn) về tình hình cung ứng xăng dầu.
Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh 8 tháng đầu năm, ông Võ Văn Tân, Chủ tịch HĐTV Petrolimex Sài Gòn, cho biết ngay từ đầu năm đến nay giá xăng dầu thế giới tăng nhanh và mạnh.
Nguồn cung ứng xăng dầu gặp khó do nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm sản lượng. Lượng giao hàng từ nhà máy cho các thương nhân đầu mối sụt giảm hoặc không giao được hàng, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng trên toàn quốc.
Trước tình hình đó, Bộ Công thương giao thêm hạn ngạch cho các đầu mối nhập khẩu khẩn cấp để ổn định thị trường đến hết quý II-2022.
Cửa hàng xăng dầu Petrolimex phục vụ người dân tối 5-9.
Do nguồn cung bị hạn chế, hàng nhập khẩu chưa về và giá thế giới tăng giảm rất nhanh làm cho các thương nhân đầu mối có những thời điểm (tháng 3, 7, 8) chỉ còn đủ nguồn cung ứng cho hệ thống của mình nên mọi nhu cầu của xã hội đổ dồn về Petrolimex. Điều này gây áp lực rất lớn cho hệ thống bán lẻ và hệ thống nhượng quyền bán lẻ của công ty.
Tuy nhiên, Petrolimex vẫn đảm bảo cung ứng đủ nguồn hàng cho toàn bộ các cửa hàng trực thuộc, cung ứng kịp thời cho khách hàng nhượng quyền.
Bên cạnh đó, đầu quý II-2022 và đầu tháng 8 do nguồn cung cấp xăng dầu từ các thương nhân đầu mối giảm khiến một số cây xăng trên địa bàn TP.HCM phải giảm giờ bán hàng hoặc bị đứt nguồn không đủ hàng cung cấp….Sở Công thương nhắc nhở và kiểm tra các đại lý bán lẻ xăng dầu để đảm bảo thị trường xăng dầu không bất ổn.
Do đó, nhu cầu xăng dầu dồn về hệ thống cửa hàng, hệ thống nhượng quyền tăng vọt nhưng Petrolimex đảm bảo cung ứng đầy đủ theo đúng hợp đồng. Mặt khác, tại nhiều thời điểm khó khăn, công ty đã chia sẻ nguồn lực tài chính để đảm bảo mức chi phí bán hàng cho khách hàng.
Theo ông Tân, 8 tháng đầu năm 2022, các đầu mối nhập khẩu giảm nhập xăng dầu do các yếu tố đã đề cập trên nhưng sản lượng nhập của Petrolimex vẫn tăng 19% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, công ty đã và đang đối mặt với hai đợt khan hiếm hàng trên thị trường phía Nam. Đợt 1 xảy ra vào tháng 2-2022 ngay sau Tết âm lịch, đợt hai xảy ra trước trong và sau lễ 2-9.
Trong kì nghỉ lễ 2-9 cửa hàng xăng dầu nhượng quyền Petrolimex mở cửa phục vụ người dân.
Hiện tại, nguồn cung xăng tại hai nhà máy lọc dầu trong nước đang bị cắt giảm, nguồn nhập khẩu bị hạn chế bởi giá nhập khẩu xăng chênh lệch cao so với giá cơ sở. Vì vậy, các đầu mối hạn chế nhập hàng về, đặc biệt là xăng, dẫn đến nhu cầu xã hội đổ dồn về hệ thống Petrolimex, gây áp lực lớn đến nguồn xăng dầu đảm bảo lưu thông của công ty.
Petrolimex Sài Gòn kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, đảm bảo tất cả các thương nhân đầu mối, phân phối phải có trách nhiệm đảm bảo nguồn hàng đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu bán hàng của hệ thống của mình.
Bà Phan Thị Thắng yêu cầu các đơn vị cung cấp đầy đủ lượng hàng nhập và lượng hàng bán ra, để từ đó biết được tổng thể doanh nghiệp nào làm tốt doanh nghiệp nào làm chưa tốt.
Song song đó, các sở ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát các đơn vị đầu mối cũng như chia sẻ, xem xét với những cửa hàng gặp khó khăn để hoạt động kinh doanh xăng dầu tốt hơn.
TIN KHÁC
Từ 1/1/2025, xe 'xanh' sẽ có màu tem kiểm định riêng(29/11/2024)
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Công ty TNHH Trung Linh Phát(29/11/2024)
Một số thông tin về việc điều hành giá xăng dầu ngày 28/11/2024(28/11/2024)
Ngân hàng PVcomBank tham gia tư vấn thu xếp vốn cho Dự án NCMR NMLD Dung Quất(28/11/2024)
Chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)(27/11/2024)