Số 05/2007/QH12
Số văn bản:
Tên văn bản:
Loại văn bản:
Đơn vị ban hành:
Người ký:
Ngày ban hành:
Ngày hiệu lực:
File gắn kèm:
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05 2007 QH12 ( 0.22 MB -
)
QUỐC HỘI Số: 11/2012/QH13 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2012 |
LUẬT
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cánhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt độngliên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá; quản lý chất lượng sản phẩm, hànghóa.
Điều 2.Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh sản phẩm, hàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đếnchất lượng sản phẩm, hàng hoá tại Việt Nam .
Điều 3.Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặccung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.
2. Hàng hoá là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêudùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.
3. Sản phẩm, hàng hoá không có khả năng gây mất antoàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hoá nhóm 1) là sản phẩm, hàng hoá trongđiều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, khônggây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
4. Sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn (sauđây gọi là sản phẩm, hàng hoá nhóm 2) là sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vậnchuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khảnăng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
5. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặctính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng,quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
6. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là tổ chức,cá nhân tổ chức và thực hiện việc sản xuất (sau đây gọi là người sản xuất),nhập khẩu (sau đây gọi là người nhập khẩu), xuất khẩu (sau đây gọi là ngườixuất khẩu), bán hàng, cung cấp dịch vụ (sau đây gọi là người bán hàng).
7. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượngsản phẩm, hàng hoá là người tiêu dùng, tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chứcnghề nghiệp, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan kiểm tra và cơquan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
8. Tổ chức đánh giá sự phù hợp là tổ chức tiến hànhhoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm,hàng hoá, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn công bốáp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
9. Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định là tổchức đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định công bố danh sách để tổ chức, cánhân sản xuất, kinh doanh lựa chọn sử dụng dịch vụ đánh giá sự phù hợp phục vụyêu cầu quản lý nhà nước.
10. Thử nghiệm là thao tác kỹ thuật nhằm xác định mộthay nhiều đặc tính của sản phẩm, hàng hóa theo một quy trình nhất định.
11. Giám định là việc xem xét sự phù hợp của sản phẩm,hàng hóa so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuậttương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm.
12. Chứng nhận là việc đánh giá và xác nhận sự phù hợpcủa sản phẩm, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ với tiêu chuẩn công bố ápdụng (gọi là chứng nhận hợp chuẩn) hoặc với quy chuẩn kỹ thuật (gọi là chứngnhận hợp quy).
13. Kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trìnhnhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với yêucầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
14. Thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp là việc cơquan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam chấp nhậnkết quả đánh giá sự phù hợp do tổ chức đánh giá sự phù hợp của quốc gia, vùnglãnh thổ khác thực hiện.
15. Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá(sau đây gọi là kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa) là việc cơ quan nhànước xem xét, đánh giá lại chất lượng sản phẩm, hàng hoá, quá trình sản xuất,cung ứng dịch vụ đã được đánh giá chất lượng bởi các tổ chức đánh giá sự phùhợp hoặc đã được áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng khác của các tổ chức,cá nhân sản xuất, kinh doanh.
16. Cơ quan có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra nhànước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá (sau đây gọi là cơ quan kiểm tra chấtlượng sản phẩm, hàng hoá) là cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện nhiệmvụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc Bộ quản lý ngành,lĩnh vực, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương.
17. Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hoá bao gồm kếtquả đánh giá sự phù hợp, tài liệu quảng cáo, giới thiệu tính năng, công dụng,đặc tính, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, hàng hoá.
Điều 4.Áp dụng pháp luật
1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động liênquan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá phải tuân theo quy định của Luật này vàcác quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động liênquan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá là công trình xây dựng, dịch vụ, hànghoá đã qua sử dụng không thuộc diện phải kiểm định; sản phẩm, hàng hoá phục vụquốc phòng, an ninh và sản phẩm, hàng hoá đặc thù khác phải tuân thủ các nguyêntắc chung của Luật này và được điều chỉnh cụ thể bằng văn bản pháp luật khác.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Namlà thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy địnhcủa điều ước quốc tế đó.
Điều 5.Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được quản lý trên cơsở tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Căn cứ vào khảnăng gây mất an toàn, sản phẩm, hàng hoá được quản lý như sau:
a) Sản phẩm, hàng hoá nhóm 1 được quản lý chất lượngtrên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng;
b) Sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 được quản lý chất lượngtrên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.
Chính phủ quy định cụ thể việc ban hành Danh mục sảnphẩm, hàng hóa nhóm 2.
2. Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá là tráchnhiệm của người sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật,thực vật, tài sản, môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnhtranh của sản phẩm, hàng hoá Việt Nam.
3. Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoálà trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi các quyđịnh của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm,hàng hoá phải bảo đảm minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứhàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm,hàng hoá, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Điều 6.Chính sách của nhà nước về hoạt động liên quan đếnchất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng và áp dụngtiêu chuẩn tiên tiến cho sản phẩm, hàng hoá và công tác quản lý, điều hành sảnxuất, kinh doanh.
2. Xây dựng chương trình quốc gia nâng cao năng suất,chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.
3. Đầu tư, phát triển hệ thống thử nghiệm đáp ứng yêucầu sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
4. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lựcphục vụ hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
5. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật vềchất lượng sản phẩm, hàng hoá; xây dựng ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm,hàng hoá có chất lượng, vì quyền lợi người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng,thân thiện môi trường; nâng cao nhận thức xã hội về tiêu dùng, xây dựng tậpquán tiêu dùng văn minh.
6. Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhântrong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào hoạt động thửnghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
7. Mở rộng hợp tác với các quốc gia, các vùng lãnhthổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức và cá nhân nước ngoài trong hoạtđộng liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá; tăng cường ký kết điều ướcquốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước, vùnglãnh thổ, các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực về kết quả đánh giá sự phù hợp;khuyến khích các tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam ký kết thỏa thuậnthừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp với tổ chức tương ứng của các nước, vùnglãnh thổ nhằm tạo thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam với cácnước, vùng lãnh thổ.
Điều 7.Giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá bao gồmGiải thưởng chất lượng quốc gia và giải thưởng của tổ chức, cá nhân.
2. Điều kiện, thủ tục xét tặng Giải thưởng chất lượngquốc gia do Chính phủ quy định.
3. Điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượngsản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
Điều 8.Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Sản xuất sản phẩm, nhập khẩu, mua bán hàng hoá đãbị Nhà nước cấm lưu thông.
2. Sản xuất sản phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bánhàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm quy chuẩn kỹthuật tương ứng.
3. Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hoá không cónguồn gốc rõ ràng.
4. Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hoá, trao đổi,tiếp thị sản phẩm, hàng hoá đã hết hạn sử dụng.
5. Dùng thực phẩm, dược phẩm không bảo đảm chất lượnghoặc đã hết hạn sử dụng làm từ thiện hoặc cho, tặng để sử dụng cho người.
6. Cố tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thửnghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hànghóa.
7. Giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp chuẩn, dấuhợp quy, các dấu hiệu khác về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
8. Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chấtphụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêuchuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
9. Thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vigian dối về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa.
10. Che giấu thông tin về khả năng gây mất an toàn củasản phẩm, hàng hoá đối với người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
11. Sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hoá bằng nguyênliệu, vật liệu cấm sử dụng để sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hoá đó.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoạt động quản lýchất lượng sản phẩm, hàng hóa để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễuđối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân hoặc bao che hànhvi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
13. Lợi dụng hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm,hàng hóa để gây phương hại cho lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Chương II
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
Mục 1
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH
Điều 9.Quyền của người sản xuất
1. Quyết định và công bố mức chất lượng sản phẩm domình sản xuất, cung cấp.
2. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảođảm chất lượng sản phẩm.
3. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm,kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Trường hợp chứng nhận hợp quy, kiểm tra chất lượng sảnphẩm theo yêu cầu quản lý nhà nước thì người sản xuất lựa chọn tổ chức đánh giásự phù hợp được chỉ định.
4. Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệukhác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồivà xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
6. Khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra, quyết địnhcủa cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 10.Nghĩa vụ của người sản xuất
1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối vớisản phẩm trước khi đưa ra thị trường theo quy định tại Điều 28 của Luật này vàchịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.
2. Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hànghóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật vềnhãn hàng hóa.
3. Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hànghoá.
4. Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩmvà cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng.
5. Thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản,sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
6. Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiệnviệc bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho người mua, người tiêu dùng.
7. Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàngcó khuyết tật bị người bán hàng, người tiêu dùng trả lại.
8. Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liênquan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa gây mấtan toàn hoặc sản phẩm, hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng,quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
9. Thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hóa không bảo đảmchất lượng. Trong trường hợp phải tiêu huỷ hàng hóa thì phải chịu toàn bộ chiphí cho việc tiêu huỷ hàng hoá và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷhàng hoá theo quy định của pháp luật.
10. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
11. Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra,kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
12. Trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn,chứng nhận hợp quy theo quy định tại Điều 31; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theoquy định tại Điều 41; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tạiĐiều 58 của Luật này.
13. Chứng minh kết quả sai và lỗi của tổ chức đánh giásự phù hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật này.
Điều 11.Quyền của người nhập khẩu
1. Quyết định lựa chọn mức chất lượng của hàng hoá domình nhập khẩu.
2. Yêu cầu người xuất khẩu cung cấp hàng hoá đúng chấtlượng đã thoả thuận theo hợp đồng.
3. Lựa chọn tổ chức giám định để giám định chất lượnghàng hoá do mình nhập khẩu.
4. Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệukhác cho hàng hoá nhập khẩu theo quy định.
5. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duytrì chất lượng sản phẩm, hàng hoá do mình nhập khẩu.
6. Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồivà xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
7. Khiếu nại kết luận của kiểm soát viên chất lượng,đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền.
8. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 12.Nghĩa vụ của người nhập khẩu
1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối vớihàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Điều 34 của Luật này.
2. Chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn hàng hoátheo quy định của pháp luật đối với hàng hóa do mình nhập khẩu.
3. Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hànghoá.
4. Tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ,bảo quản để duy trì chất lượng hàng hóa.
5. Thông báo điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển,lưu giữ, bảo quản hàng hoá theo quy định của pháp luật.
6. Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của hàng hóavà cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng.
7. Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiệnviệc bảo hành hàng hóa cho người bán hàng, người tiêu dùng.
8. Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàngcó khuyết tật bị người bán hàng trả lại.
9. Kịp thời ngừng nhập khẩu, thông báo cho các bênliên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện hàng hóa gây mất antoàn hoặc hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹthuật tương ứng.
10. Tái xuất hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với quychuẩn kỹ thuật tương ứng.
11. Tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu không phù hợp quychuẩn kỹ thuật tương ứng nhưng không tái xuất được; chịu toàn bộ chi phí choviệc tiêu huỷ hàng hoá và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hoátheo quy định của pháp luật.
12. Thu hồi, xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
13. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
14. Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra,kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
15. Trả chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượnghàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Điều 37; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theoquy định tại Điều 41; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tạiĐiều 58 của Luật này.
Điều 13.Quyền của người xuất khẩu
1. Quyết định lựa chọn mức chất lượng của hàng hoáxuất khẩu.
2. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm,giám định, chứng nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
3. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duytrì chất lượng hàng hoá cho đến thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá đócho người nhập khẩu.
4. Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệukhác cho hàng hoá xuất khẩu theo quy định.
5. Yêu cầu người nhập khẩu hàng hoá hợp tác trong việcthu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng theo thoả thuận.
6. Khiếu nại quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền.
7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 14. Nghĩa vụ của người xuất khẩu
1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối vớihàng hoá xuất khẩu theo quy định tại Điều 32 của Luật này và chịu trách nhiệmvề chất lượng hàng hoá.
2. Thực hiện các biện pháp xử lý hàng hoá xuất khẩukhông phù hợp theo quy định tại Điều 33 của Luật này. Trong trường hợp phảitiêu huỷ hàng hóa thì phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hoá vàchịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hoá theo quy định của phápluật.
3. Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra,kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứngnhận hợp quy theo quy định tại Điều 31, chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quyđịnh tại Điều 41 và chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tạiĐiều 58 của Luật này.
Điều 15.Quyền của người bán hàng
1. Quyết định cách thức kiểm tra chất lượng hàng hoá.
2. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm,giám định hàng hoá.
3. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duytrì chất lượng hàng hoá.
4. Được giải quyết tranh chấp theo quy định tại Mục 1Chương V của Luật này và yêu cầu người sản xuất, người nhập khẩu đã cung cấphàng hoá bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này.
5. Khiếu nại kết luận của kiểm soát viên chất lượng,đoàn kiểm tra và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền.
6. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 16.Nghĩa vụ của người bán hàng
1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối vớihàng hoá lưu thông trên thị trường theo quy định tại Điều 38 của Luật này vàchịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.
2. Kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa, dấu hợpchuẩn, dấu hợp quy, các tài liệu liên quan đến chất lượng hàng hóa.
3. Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hànghoá.
4. Áp dụng các biện pháp để duy trì chất lượng hànghoá trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản.
5. Thông báo cho người mua điều kiện phải thực hiệnkhi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng hàng hoá.
6. Cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa chongười mua.
7. Cung cấp tài liệu, thông tin về hàng hoá bị kiểmtra cho kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chất lượngsản phẩm, hàng hoá.
8. Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất antoàn của hàng hoá và cách phòng ngừa cho người mua khi nhận được thông tin cảnhbáo từ người sản xuất, người nhập khẩu.
9. Kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho người sảnxuất, người nhập khẩu và người mua khi phát hiện hàng hoá gây mất an toàn hoặchàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tươngứng.
10. Hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng cókhuyết tật bị người mua trả lại.
11. Hợp tác với người sản xuất, người nhập khẩu thuhồi, xử lý hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹthuật tương ứng.
12. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
13. Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra,kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
14. Trả chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tạiĐiều 41; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại Điều 58 củaLuật này.
Mục 2
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Điều 17.Quyền của người tiêu dùng
1. Được cung cấp thông tin trung thực về mức độ antoàn, chất lượng, hướng dẫn vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm,hàng hoá.
2. Được cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa,khả năng gây mất an toàn của hàng hoá và cách phòng ngừa khi nhận được thôngtin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu.
3. Yêu cầu người bán hàng sửa chữa, hoàn lại tiền hoặcđổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật.
4. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hànghóa thực hiện trách nhiệm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định củapháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6. Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngtrợ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảovệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 18.Nghĩa vụ của người tiêu dùng
1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối vớihàng hoá trong quá trình sử dụng theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
2. Tuân thủ quy định và hướng dẫn của người sản xuất,người nhập khẩu, người bán hàng về việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụngsản phẩm, hàng hóa.
3. Tuân thủ quy định về kiểm định chất lượng sản phẩm,hàng hoá trong quá trình sử dụng sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục do Bộ quảnlý ngành, lĩnh vực quy định.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môitrường trong quá trình sử dụng sản phẩm, hàng hoá.
Mục 3
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP, TỔ CHỨCNGHỀ NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Điều 19.Quyền của tổ chức đánh giá sự phù hợp
1. Tiến hành thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứngnhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cánhân đề nghị đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động hoặc đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
2. Được thanh toán chi phí theo thoả thuận với các tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá có nhu cầu đánh giá sựphù hợp hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Cung cấp kết quả thử nghiệm cho đối tượng được đánhgiá sự phù hợp tương ứng.
4. Cấp, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc tạmđình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận sự phù hợp, quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấuhợp quy đã cấp cho các đối tượng được giám định hoặc chứng nhận tương ứng.
5. Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quảthử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa chobên thứ ba, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
6. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận kếtquả đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật.
7. Thu chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứngnhận hợp quy theo quy định tại Điều 31; thu chi phí, lệ phí phục vụ kiểm trachất lượng hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Điều 37; thu chi phí thử nghiệmtheo quy định tại Điều 41; thu chi phí thử nghiệm, giám định theo quy định tạiĐiều 58 của Luật này.
Điều 20.Nghĩa vụ của tổ chức đánh giá sự phù hợp
1. Đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 25của Luật này.
2. Không được từ chối cung cấp dịch vụ khi không có lýdo chính đáng.
3. Bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả quả đánhgiá sự phù hợp của tổ chức được đánh giá sự phù hợp, trừ trường hợp được cơquan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch, độc lập, khách quan,chính xác và không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hoá và tổ chức, cá nhân cóhoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
5. Bảo đảm trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp theoquy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
6. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúngvề việc cấp, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấychứng nhận sự phù hợp và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy.
7. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền về hoạt động đánh giá sự phù hợp.
8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánhgiá sự phù hợp.
9. Trả tiền phạt cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm,hàng hóa được đánh giá trong trường hợp cung cấp sai kết quả đánh giá sự phùhợp. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá 10 lần chi phí đánhgiá, trường hợp các bên không thoả thuận được thì mức phạt do trọng tài hoặctoà án quyết định, nhưng không vượt quá 10 lần chi phí đánh giá.
10. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1Điều 63 của Luật này.
Điều 21.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nghề nghiệp
1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các tổ chức,cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc áp dụng pháp luật về chất lượng sảnphẩm, hàng hóa; xây dựng ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá có chấtlượng, vì quyền lợi người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môitrường; nâng cao nhận thức xã hội về tiêu dùng, xây dựng tập quán tiêu dùng vănminh.
2. Hỗ trợ, nâng cao nhận thức và vận động tổ chức, cánhân sản xuất, kinh doanh áp dụng pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Đào tạo, bồi dưỡng về phương thức quản lý chấtlượng sản phẩm, hàng hóa và phản biện xã hội trong hoạt động quản lý chất lượngsản phẩm, hàng hóa.
4. Góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật vềchất lượng sản phẩm, hàng hóa.
5. Khiếu nại, khởi kiện trong tranh chấp về chất lượngsản phẩm, hàng hoá gây thiệt hại cho thành viên, tổ chức nghề nghiệp.
Điều 22.Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng
1. Đại diện cho người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của họ khi nhận được khiếu nại, phản ánh về chất lượng hàng hóakhông phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng,định lượng ghi trên nhãn hoặc không bảo đảm chất lượng theo hợp đồng.
2. Nhận thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân sảnxuất sản phẩm, kinh doanh hàng hoá không phù hợp, mức độ không phù hợp của hànghóa với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và cung cấpthông tin này cho các cơ quan thông tin đại chúng, đồng thời chịu trách nhiệmvề thông tin do mình cung cấp theo quy định của pháp luật.
3. Kiến nghị cơ quan kiểm tra, thanh tra, cơ quan nhànước có thẩm quyền xử lý hoặc giải quyết các vi phạm của tổ chức, cá nhân sảnxuất, kinh doanh về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Khiếu nại, khởi kiện tranh chấp về chất lượng sảnphẩm, hàng hoá gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
5. Tổ chức hướng dẫn, tư vấn về quyền lợi người tiêudùng liên quan tới chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Chương III
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
TRONG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, LƯU THÔNG
TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀ TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG
Mục 1
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 23.Công bố tiêu chuẩn áp dụng
1. Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặctính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hoá hoặc mộttrong các phương tiện sau đây:
a) Bao bì hàng hoá;
b) Nhãn hàng hoá;
c) Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hoá.
2. Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không đượctrái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền ban hành.
Điều 24.Công bố sự phù hợp
1. Người sản xuất thông báo sản phẩm của mình phù hợpvới tiêu chuẩn (sau đây gọi là công bố hợp chuẩn) hoặc với quy chuẩn kỹ thuật(sau đây gọi là công bố hợp quy).
2. Việc công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy được thựchiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 25.Đánh giá sự phù hợp
1. Việc thử nghiệm được quy định như sau:
a) Thử nghiệm phục vụ hoạt động của tổ chức, cá nhânsản xuất, kinh doanh được thực hiện theo thoả thuận với tổ chức thử nghiệm;
b) Thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước được thực hiệntại phòng thử nghiệm được chỉ định.
2. Việc giám định được quy định như sau:
a) Giám định phục vụ mục đích thương mại do tổ chứcgiám định thực hiện theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có nhu cầu giám định;
b) Việc giám định phục vụ quản lý nhà nước do tổ chứcgiám định được chỉ định thực hiện.
3. Việc chứng nhận được quy định như sau:
a) Chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện theo thỏa thuậncủa tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận;
b) Việc chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận đượcchỉ định thực hiện.
4. Việc kiểm định được quy định như sau:
a) Kiểm định bao gồm kiểm định định kỳ, kiểm định bấtthường;
b) Việc kiểm định phải do tổ chức kiểm định được chỉđịnh thực hiện.
5. Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải đáp ứng các điềukiện sau đây:
a) Có tổ chức và năng lực đáp ứng yêu cầu chung đốivới tổ chức đánh giá sự phù hợp quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩnquốc tế tương ứng;
b) Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp vớiyêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;
c) Đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp tạicơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 26.Thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp
1. Việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp giữa tổchức, cá nhân tại Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài, vùng lãnh thổ docác bên tự thoả thuận.
2. Việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp phục vụquản lý nhà nước được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thoả thuận quốc tế mà cơ quan nhà nước cóthẩm quyền của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết.
Điều 27.Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất bao gồmcác nội dung sau đây:
a) Kiểm tra việc áp dụng yêu cầu quy định trong quychuẩn kỹ thuật liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và các biện phápquản lý nhà nước về chất lượng trong sản xuất;
b) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hànghoá, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm cần kiểm tra;
c) Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng,quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.
2. Kiểm tra chất lượng hàng hoá trong nhập khẩu, lưuthông trên thị trường bao gồm các nội dung sau đây:
a) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hànghoá, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hoá cầnkiểm tra;
b) Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng,quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.
3. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa do cơquan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá quy định tại Điều 45 của Luật nàytiến hành.
4. Việc miễn, giảm kiểm tra chất lượng đối với sảnphẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợpchuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận đã áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiếntheo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực được thực hiện theo quy định của Bộquản lý ngành, lĩnh vực.
Mục 2
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT
Điều 28.Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sảnxuất trước khi đưa ra thị trường
1. Người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quảnlý chất lượng sản phẩm trong sản xuất như sau:
a) Áp dụng hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sảnphẩm do mình sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹthuật tương ứng.
b) Công bố tiêu chuẩn áp dụng quy định tại Điều 23 củaLuật này và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá.
c) Lựa chọn chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩnđối với sản phẩm thuộc nhóm 1.
d) Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quátrình sản xuất, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuậttương ứng đối với sản phẩm thuộc nhóm 2.
2. Việc bảo đảm chất lượng sản phẩm sản xuất, kinhdoanh nhỏ lẻ trước khi đưa ra thị trường được thực hiện theo quy định của Bộquản lý ngành, lĩnh vực.
Điều 29.Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
1. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuấtđược tiến hành theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hoá xuất khẩu không bảo đảm chất lượng quyđịnh tại Điều 32 của Luật này;
b) Hàng hoá lưu thông trên thị trường không phù hợpvới tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng quy định tại khoản3 Điều 40 của Luật này.
2. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất docơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thực hiện dưới hình thứcđoàn kiểm tra quy định tại Điều 48 của Luật này.
3. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩmtrong sản xuất được quy định như sau:
a) Xuất trình quyết định kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản1 Điều 27 của Luật này;
c) Lập biên bản kiểm tra;
d) Thông báo cho người sản xuất và báo cáo cho cơ quankiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá về kết quả kiểm tra;
đ) Xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 30 của Luậtnày.
Điều 30.Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượngsản phẩm trong sản xuất
1. Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trongsản xuất, khi phát hiện người sản xuất không thực hiện đúng các yêu cầu về tiêuchuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm và điềukiện liên quan đến quá trình sản xuất thì việc xử lý được thực hiện theo quyđịnh sau đây:
a) Đoàn kiểm tra yêu cầu người sản xuất thực hiện cácbiện pháp khắc phục, sửa chữa để bảo đảm chất lượng sản phẩm trước khi đưa rathị trường;
b) Sau khi có yêu cầu của đoàn kiểm tra mà người sảnxuất vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoátrong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận về vi phạm của tổ chức,cá nhân sản xuất, kinh doanh, thông báo công khai trên phương tiện thông tinđại chúng tên, địa chỉ của người sản xuất, tên sản phẩm không phù hợp và mức độkhông phù hợp của sản phẩm;
c) Sau khi bị thông báo công khai trên phương tiệnthông tin đại chúng mà người sản xuất vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm trachất lượng sản phẩm, hàng hoá kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lýtheo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trongsản xuất, mà kết quả thử nghiệm khẳng định sản phẩm không phù hợp với tiêuchuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đe dọa đến sự an toàn củangười, động vật, thực vật, tài sản, môi trường thì cơ quan kiểm tra chất lượngsản phẩm, hàng hoá thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng,tạm đình chỉ sản xuất sản phẩm không phù hợp và kiến nghị cơ quan nhà nước cóthẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 31.Chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứngnhận hợp quy
Người sản xuất phải trả chi phí thử nghiệm, chứng nhậnhợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, tổ chứcchứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
Mục 3
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU
Điều 32.Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hoá xuất khẩu
1. Người xuất khẩu hàng hoá phải bảo đảm hàng hóa xuấtkhẩu phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế,thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước,vùng lãnh thổ có liên quan.
2. Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quátrình sản xuất hoặc tự xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý nhằm bảo đảmchất lượng sản phẩm do mình sản xuất.
Điều 33.Biện pháp xử lý hàng hoá xuất khẩu không bảo đảmđiều kiện xuất khẩu
Hàng hoá không bảo đảm điều kiện xuất khẩu quy địnhtại khoản 1 Điều 32 của Luật này mà không xuất khẩu được hoặc bị trả lại thìtuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hànghoá áp dụng một hoặc các biện pháp xử lý sau đây:
1. Thực hiện biện pháp kiểm tra chất lượng sản phẩmtrong sản xuất theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 27, trình tự thủ tụctheo quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này đối với hàng hoá xuất khẩu khôngbảo đảm chất lượng gây ảnh hưởng đến lợi ích và uy tín quốc gia.
2. Cho lưu thông trên thị trường nếu chất lượng hànghoá phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam .
3. Yêu cầu người sản xuất khắc phục, sửa chữa để hànghoá được tiếp tục xuất khẩu hoặc được lưu thông trên thị trường Việt Namsau khi đã đáp ứng theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
4. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyếtđịnh tiêu huỷ.
Mục 4
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU
Điều 34.Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hoá nhập khẩu
1. Hàng hóa nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn ápdụng theo quy định tại Điều 23 của Luật này và ghi nhãn theo quy định của phápluật về nhãn hàng hoá.
2. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được công bốhợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quátrình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặcđược thừa nhận theo quy định tại Điều 26 của Luật này.
3. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 không đáp ứng quyđịnh tại khoản 2 Điều này khi nhập khẩu phải được tổ chức giám định được chỉđịnh hoặc được thừa nhận theo quy định tại Điều 26 của Luật này giám định tạicửa khẩu xuất hoặc cửa khẩu nhập.
4. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được kiểm trachất lượng khi nhập khẩu theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27, trình tự,thủ tục quy định tại Điều 35 của Luật này.
Điều 35.Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hoánhập khẩu
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiếnhành kiểm tra theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của ngườinhập khẩu gồm bản đăng ký kiểm tra chất lượng, bản sao chứng chỉ chất lượng cóchứng thực, tài liệu kỹ thuật khác liên quan, bản sao hợp đồng mua bán và danhmục hàng hoá kèm theo hợp đồng;
b) Xem xét tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đăng kýkiểm tra ngay khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhậpkhẩu;
c) Tiến hành kiểm tra theo nội dung kiểm tra quy địnhtại khoản 2 Điều 27 của Luật này;
d) Thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu, xácnhận hàng hoá đã đáp ứng yêu cầu chất lượng để được làm thủ tục nhập khẩu hànghoá với cơ quan hải quan;
đ) Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quyđịnh tại Điều 36 của Luật này.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ quản lýngành, lĩnh vực quy định chi tiết trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hànghoá nhập khẩu thuộc phạm vi được phân công quản lý quy định tại khoản 5 Điều68, khoản 4 Điều 69 và khoản 2 Điều 70 của Luật này.
Điều 36.Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượnghàng hóa nhập khẩu
1. Hàng hóa có giấy chứng nhận kết quả đánh giá sự phùhợp nhưng không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quythì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá yêu cầu người nhập khẩu khắcphục trước khi xác nhận để làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan.
2. Trường hợp hàng hoá đáp ứng yêu cầu về nhãn hànghoá nhưng không có giấy chứng nhận kết quả đánh giá sự phù hợp thì cơ quan kiểmtra chất lượng sản phẩm, hàng hoá yêu cầu người nhập khẩu lựa chọn một trong sốtổ chức giám định đã được chỉ định hoặc thừa nhận thực hiện việc đánh giá vàcấp giấy chứng nhận nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất.
3. Trong trường hợp kết quả thử nghiệm, giám định chấtlượng hàng hoá xác định hàng hóa không đáp ứng tiêu chuẩn công bố áp dụng, quychuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm,hàng hoá báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm yêu cầu quản lý chất lượng, cơ quan nhà nướccó thẩm quyền quyết định buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế hàng hoá, đồngthời thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý và người nhập khẩu biếtđể thực hiện.
4. Hàng hoá nhập khẩu sau khi được thông quan đượcphép lưu thông trên thị trường và chịu sự kiểm tra chất lượng theo quy định tạiMục 5 Chương này.
Điều 37.Chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hànghoá nhập khẩu
1. Người nhập khẩu trả chi phí thử nghiệm, giám địnhtheo thoả thuận với tổ chức thử nghiệm, tổ chức giám định chất lượng.
2. Người nhập khẩu nộp lệ phí kiểm tra chất lượng hànghoá nhập khẩu.
3. Bộ Tài chính quy định mức, việc thu và quản lý lệphí kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu.
Mục 5
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Điều 38.Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hoá lưu thôngtrên thị trường
Hàng hoá lưu thông trên thị trường phải được người bánhàng thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sau đây:
1. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quátrình lưu thông hàng hoá hoặc tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượngnhằm duy trì chất lượng của hàng hoá do mình bán;
2. Chịu sự kiểm tra chất lượng hàng hoá theo nội dungkiểm tra quy định tại khoản 2 Điều 27; trình tự, thủ tục kiểm tra quy định tạiĐiều 39; xử lý vi phạm pháp luât quy định tại Điều 40 của Luật này.
Điều 39.Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hoá lưuthông trên thị trường
1. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủtục như sau:
a) Xuất trình quyết định kiểm tra trước khi kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản2 Điều 27 của Luật này;
c) Lập biên bản kiểm tra;
d) Thông báo kết quả kiểm tra cho người bán hàng vàbáo cáo cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
đ) Xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 40 của Luậtnày.
2. Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra độclập theo trình tự, thủ tục như sau:
a) Xuất trình thẻ kiểm soát viên trước khi kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản2 Điều 27 của Luật này;
c) Lập biên bản kiểm tra;
d) Thông báo kết quả kiểm tra cho người bán hàng vàbáo cáo cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
đ) Xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 40 của Luậtnày.
Điều 40.Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượnghàng hoá lưu thông trên thị trường
1. Trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hoá lưuthông trên thị trường, khi phát hiện hàng hoá không đáp ứng yêu cầu về nhãnhàng hoá, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các biện pháp quản lý chất lượng theo quychuẩn kỹ thuật tương ứng đối với hàng hoá và yêu cầu về điều kiện liên quan đếnquá trình sản xuất thì xử lý theo các bước sau:
a) Đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng yêu cầungười bán hàng tạm dừng việc bán hàng hoá và trong thời hạn không quá 24 giờphải báo cáo với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá để xử lý theothẩm quyền;
b) Yêu cầu người bán hàng liên hệ với người sản xuất,người nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục, sửa chữa;
c) Trường hợp người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm thìtheo đề nghị của đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng, cơ quan kiểm trachất lượng sản phẩm, hàng hoá trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kếtluận về vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, thông báo công khaitrên phương tiện thông tin đại chúng tên người bán hàng, địa chỉ nơi bán hàng,tên hàng hoá và mức độ không phù hợp của hàng hoá;
d) Sau khi thông báo công khai, người bán hàng vẫntiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá kiến nghịcơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu hàng hoákhông phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thìtuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng ápdụng các biện pháp xử lý như sau:
a) Niêm phong hàng hóa, không cho người bán hàng đượcphép tiếp tục bán hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quychuẩn kỹ thuật tương ứng và trong thời hạn không quá 24 giờ phải báo cáo với cơquan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá để xử lý theo thẩm quyền;
b) Yêu cầu người bán hàng liên hệ với người sản xuất,người nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục, sửa chữa;
c) Trường hợp người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm hoặchàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tươngứng đe dọa sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường thì cơquan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá thông báo công khai trên phươngtiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá,tên hàng hoá không phù hợp và mức độ không phù hợp của hàng hóa;
d) Sau khi thông báo công khai mà người bán hàng vẫntiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá kiến nghịcơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp phát hiện hàng hoá lưu thông trênthị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuậttương ứng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra chất lượngsản phẩm, hàng hoá tiến hành việc kiểm tra chất lượng sản phẩm theo nội dungquy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này.
Điều 41.Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm phục vụ kiểm tra chấtlượng và giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm để kiểm tra chấtlượng sản phẩm trong sản xuất và hàng hoá trên thị trường do cơ quan kiểm trachất lượng sản phẩm, hàng hoá quyết định việc lấy mẫu và thử nghiệm chất lượngsản phẩm, hàng hóa chi trả. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm được bố trí trong dựtoán kinh phí hoạt động của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
2. Căn cứ kết quả thử nghiệm, cơ quan kiểm tra chấtlượng sản phẩm, hàng hoá kết luận người sản xuất, người bán hàng vi phạm quyđịnh về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì người sản xuất, người bán hàng phảitrả chi phí lấy mẫu và thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho cơ quankiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
3. Trong trường hợp sản phẩm, hàng hoá bị khiếu nại,tố cáo về chất lượng mà cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá kết luậnviệc khiếu nại, tố cáo về chất lượng sản phẩm, hàng hoá không đúng thì ngườikhiếu nại, tố cáo phải trả chi phí lấy mẫu và thử nghiệm chất lượng sản phẩm,hàng hóa cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Mục 6
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG
Điều 42.Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hoá trong quátrình sử dụng
1. Hàng hoá phải được sử dụng, vận chuyển, lưu giữ,bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng theo hướng dẫn của người sản xuất.
2. Hàng hoá phải được kiểm định theo quy định trongquy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền banhành.
Điều 43.Xử lý kết quả kiểm định
1. Hàng hoá sau khi được kiểm định, đáp ứng quy chuẩnkỹ thuật tương ứng thì được phép tiếp tục sử dụng trong thời gian quy định tạiquy chuẩn kỹ thuật đó.
2. Hàng hoá sau khi được kiểm định không đáp ứng quychuẩn kỹ thuật tương ứng thì người sở hữu hàng hoá phải có biện pháp khắc phục;sau khi khắc phục mà kết quả kiểm định vẫn không đạt yêu cầu thì tổ chức kiểmđịnh không cấp giấy chứng nhận kiểm định và hàng hoá đó không được phép tiếptục sử dụng.
Điều 44.Lệ phí kiểm định hàng hoá trong quá trình sử dụng
1. Việc kiểm định hàng hoá trong quá trình sử dụngphải trả lệ phí kiểm định.
2. Bộ Tài chính quy định mức, việc thu và quản lý lệphí kiểm định hàng hoá trong quá trình sử dụng.
Chương IV
KIỂM TRA, THANH TRA VỀCHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
Mục 1
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
Điều 45.Phân công trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chấtlượng sản phẩm, hàng hoá
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoáthuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩmtrong sản xuất thuộc phạm vi được phân công theo quy định tại khoản 1 Điều 70Luật này và hàng hoá trong xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường,trong quá trình sử dụng thuộc phạm vi được phân công theo quy định tại khoản 5Điều 68 và khoản 2 Điều 70 của Luật này.
2. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoáthuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩmtrong sản xuất thuộc phạm vi được phân công theo quy định tại khoản 1 Điều 70Luật này và hàng hoá trong nhập khẩu, xuất khẩu, lưu thông trên thị trường,trong quá trình sử dụng thuộc phạm vi được phân công theo quy định tại khoản 4Điều 69 của Luật này.
3. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoáthuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc kiểmtra chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong phạm vi của địa phương theo quy địnhcủa Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
4. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này có trách nhiệm phối hợp với cơ quankiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương và các cơ quan khác có liên quan trong việc kiểm tra chấtlượng sản phẩm, hàng hoá.
Điều 46.Quyền hạn của cơ quan kiểm tra chất lượng sảnphẩm, hàng hoá
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quankiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá có các quyền sau đây:
1. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra hoặc phân côngkiểm soát viên chất lượng thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc độtxuất;
2. Cảnh báo các nguy cơ không bảo đảm chất lượng củasản phẩm, hàng hoá;
3. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quyđịnh tại các điều 30, 36 và 40 của Luật này;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định của đoànkiểm tra, kiểm soát viên chất lượng, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra, kiểmsoát viên chất lượng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 47.Nhiệm vụ của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm,hàng hoá
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quankiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá có nhiệm vụ sau đây:
1. Xác định chủng loại hàng hoá cụ thể để tiến hànhkiểm tra chất lượng;
2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm trình cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định;
3. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng củangười nhập khẩu;
4. Xác nhận điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hànghoá nhập khẩu;
5. Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyếtđịnh việc xây dựng đội ngũ kiểm soát viên chất lượng, trang bị phương tiện kỹthuật đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
6. Ra quyết định xử lý trong thời hạn 3 ngày làm việc,kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn kiểm tra hoặc kiểm soát viên chất lượngvề việc tạm đình chỉ sản xuất, niêm phong, tạm dừng bán hàng;
7. Bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạchvà không phân biệt đối xử trong hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hànghoá;
8. Bảo mật kết quả kiểm tra khi chưa có kết luận chínhthức và thông tin, tài liệu liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanhđược kiểm tra;
9. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểmtra và các kết luận liên quan.
Điều 48.Đoàn kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra do thủ trưởng cơ quan kiểm tra chấtlượng sản phẩm, hàng hoá quyết định thành lập trên cơ sở chương trình, kế hoạchkiểm tra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc trong trường hợpcó yêu cầu kiểm tra đột xuất.
2. Đoàn kiểm tra phải có ít nhất năm mươi phần trăm sốthành viên là kiểm soát viên chất lượng.
Điều 49.Nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn kiểm tra
Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hànghoá, đoàn kiểm tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xuấttrình các tài liệu liên quan đến sản phẩm, hàng hoá theo nội dung kiểm tra quyđịnh tại Điều 27 và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tạiĐiều 30 và Điều 40 của Luật này; khi cần thiết, yêu cầu tổ chức, cá nhân sảnxuất, kinh doanh cung cấp bản sao các tài liệu quy định tại khoản này;
2. Lấy mẫu để thử nghiệm khi cần thiết;
3. Niêm phong hàng hóa, tạm dừng bán hàng hoá khôngphù hợp trong quá trình kiểm tra trên thị trường;
4. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sảnphẩm, hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹthuật tương ứng có biện pháp khắc phục, sửa chữa;
5. Kiến nghị cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm,hàng hoá xử lý theo thẩm quyền quy định tại Điều 46 của Luật này.
6. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, chính xác và khôngphân biệt đối xử khi tiến hành kiểm tra;
7. Bảo mật kết quả kiểm tra và các thông tin liên quanđến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra;
8. Báo cáo chính xác và kịp thời kết quả kiểm tra chocơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
9. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểmtra, kết luận và xử lý vi phạm của mình.
Điều 50.Kiểm soát viên chất lượng
1. Kiểm soát viên chất lượng là công chức được bổnhiệm vào ngạch kiểm soát viên chất lượng thuộc cơ quan kiểm tra chất lượng sảnphẩm, hàng hoá.
2. Tiêu chuẩn, chế độ và việc bổ nhiệm kiểm soát viênchất lượng do Chính phủ quy định.
Điều 51.Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm soát viên chất lượng
Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hànghoá, kiểm soát viên chất lượng có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xuấttrình các tài liệu liên quan đến sản phẩm, hàng hoá theo nội dung kiểm tra quyđịnh tại khoản 2 Điều 27 và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quyđịnh tại Điều 40 của Luật này; khi cần thiết, yêu cầu tổ chức, cá nhân sảnxuất, kinh doanh cung cấp bản sao các tài liệu quy định tại khoản này;
2. Niêm phong, tạm dừng bán hàng hoá không phù hợptrong quá trình kiểm tra trên thị trường;
3. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sảnphẩm, hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹthuật tương ứng có biện pháp khắc phục, sửa chữa;
4. Kiến nghị cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm,hàng hoá xử lý theo thẩm quyền quy định tại Điều 46 của Luật này;
5. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, chính xác và khôngphân biệt đối xử khi tiến hành kiểm tra;
6. Bảo mật kết quả kiểm tra và các thông tin liên quanđến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra;
7. Báo cáo chính xác và kịp thời kết quả kiểm tra chocơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểmtra, kết luận và xử lý vi phạm của mình.
Mục 2
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 52.Thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là thanhtra chuyên ngành.
2. Việc thanh tra được thực hiện theo quy định củapháp luật về thanh tra.
3. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt độngcủa thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 53.Nhiệm vụ và đối tượng thanh tra chuyên ngành vềchất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hànghóa có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân sảnxuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quanđến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Đối tượng của thanh tra chuyên ngành về chất lượngsản phẩm, hàng hoá là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng,tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng và cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Chương V
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI, GIẢI QUYẾTKHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
Mục 1
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
Điều 54.Tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hoá bao gồm:
1. Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu,người bán hàng hoặc giữa các thương nhân với nhau do sản phẩm, hàng hoá khôngphù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc thỏathuận về chất lượng trong hợp đồng.
2. Tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh với người tiêu dùng và các bên có liên quan do sản phẩm, hàng hoá khôngbảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môitrường.
Điều 55.Hình thức giải quyết tranh chấp về chất lượng sảnphẩm, hàng hoá
1. Thương lượng giữa các bên tranh chấp về chất lượngsản phẩm, hàng hóa.
2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặccá nhân được các bên thoả thuận chọn làm trung gian.
3. Giải quyết tại trọng tài hoặc toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm,hàng hóa tại trọng tài hoặc toà án được tiến hành theo quy định của pháp luậtvề tố tụng trọng tài hoặc tố tụng dân sự.
Điều 56.Thời hiệu khiếu nại, khởi kiện tranh chấp về chấtlượng sản phẩm, hàng hoá
1. Thời hiệu khởi kiện về chất lượng sản phẩm, hànghoá giữa người mua với người bán hàng được thực hiện theo quy định của Bộ luậtdân sự.
2. Thời hiệu khiếu nại, khởi kiện về chất lượng sảnphẩm, hàng hoá giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được thực hiệntheo quy định của Luật thương mại.
3. Thời hiệu khiếu nại, khởi kiện đòi bồi thường dosản phẩm, hàng hoá không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người, động vật,thực vật, tài sản, môi trường là 2 năm, kể từ thời điểm các bên được thông báovề thiệt hại với điều kiện thiệt hại xảy ra trong thời hạn sử dụng của sảnphẩm, hàng hoá có ghi hạn sử dụng và 5 năm kể từ ngày giao hàng đối với sảnphẩm, hàng hoá không ghi hạn sử dụng.
Điều 57.Kiểm tra, thử nghiệm, giám định để giải quyết tranhchấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp chỉ địnhhoặc các bên đương sự thoả thuận đề nghị cơ quan, tổ chức có chuyên môn, nghiệpvụ thực hiện việc kiểm tra, thử nghiệm, giám định sản phẩm, hàng hoá tranh chấpvề chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Căn cứ kiểm tra, thử nghiệm, giám định sản phẩm,hàng hoá tranh chấp bao gồm:
a) Thoả thuận về chất lượng sản phẩm, hàng hoá tronghợp đồng;
b) Tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuậttương ứng đối với sản phẩm, hàng hoá.
Điều 58.Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm hoặc giám định tronggiải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Người khiếu nại, khởi kiện phải trả chi phí lấy mẫuvà thử nghiệm hoặc giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa tranh chấp.
2. Trong trường hợp kết quả thử nghiệm hoặc giám địnhkhẳng định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá vi phạm quyđịnh về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh phải trả lại chi phí lấy mẫu và thử nghiệm hoặc giám định chất lượng sảnphẩm, hàng hóa tranh chấp cho người khiếu nại, khởi kiện.
Mục 2
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
Điều 59.Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại do vi phạm quy định về chất lượng sảnphẩm, hàng hóa phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
2. Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại được quyđịnh tại Điều 60 của Luật này, trừ trường hợp các bên tranh chấp có thỏa thuậnkhác.
Điều 60.Các thiệt hại phải bồi thường do hàng hóa khôngbảo đảm chất lượng
1. Thiệt hại về giá trị hàng hóa, tài sản bị hư hỏnghoặc bị huỷ hoại.
2. Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người.
3. Thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng,khai thác hàng hóa, tài sản.
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phụcthiệt hại.
Điều 61.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người sản xuất, người nhập khẩu phải bồi thườngthiệt hại cho người bán hàng hoặc người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại dolỗi của người sản xuất, người nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừtrường hợp quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật này. Việc bồi thường thiệt hạiđược thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết địnhcủa toà án hoặc trọng tài.
2. Người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho ngườimua, người tiêu dùng trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người bánhàng không bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại khoản 2Điều 62 của Luật này. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuậngiữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của toà án hoặc trọng tài.
Điều 62.Các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại
1. Người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồithường trong các trường hợp sau đây:
a) Người bán hàng bán hàng hoá đã hết hạn sử dụng;người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
b) Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
c) Đã thông báo thu hồi hàng hoá có khuyết tật đếnngười bán hàng, người tiêu dùng trước thời điểm hàng hoá gây thiệt hại;
d) Sản phẩm, hàng hoá có khuyết tật do tuân thủ quyđịnh bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủđể phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hoágây thiệt hại;
e) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng;
g) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, ngườitiêu dùng.
2. Người bán hàng không phải bồi thường cho người mua,người tiêu dùng trong các trường hợp sau đây:
a) Người tiêu dùng sử dụng hàng hoá đã hết hạn sửdụng;
b) Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
c) Đã thông báo hàng hoá có khuyết tật đến người mua,người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hoá đó;
d) Hàng hoá có khuyết tật do người sản xuất, ngườinhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủđể phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hoágây thiệt hại;
e) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, ngườitiêu dùng.
Điều 63.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức đánhgiá sự phù hợp khi cung cấp kết quả sai
1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp cung cấp kết quả saithì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho tổ chức, cá nhân yêu cầu đánh giásự phù hợp theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa được đánhgiá sự phù hợp có nghĩa vụ chứng minh kết quả sai và lỗi của tổ chức đánh giásự phù hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 3
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 64.Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật vềchất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhànước hoặc người có thẩm quyền về quyết định hành chính, hành vi hành chính củacơ quan nhà nước, người có thẩm quyền mà tổ chức, cá nhân cho là trái pháp luậthoặc về hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong lĩnh vực chấtlượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước hoặcngười có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hànghóa của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đếnlợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
3. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về khiếu nại, tốcáo của mình.
Điều 65.Giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luậtvề chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếunại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi viphạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo.
Mục 4
XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
Điều 66.Xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm,hàng hoá
1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về chất lượngsản phẩm, hàng hóa thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật,xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thìphải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm,hàng hóa thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, nếugây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được ấn định ít nhất bằng giá trị sảnphẩm, hàng hoá vi phạm đã tiêu thụ và nhiều nhất không quá năm lần giá trị hànghoá vi phạm đã tiêu thụ; tiền do vi phạm mà có sẽ bị tịch thu theo quy định củapháp luật.
Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mứcxử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hànghoá và cách xác định giá trị sản phẩm, hàng hoá vi phạm.
Điều 67.Khởi kiện hành chính
Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện cơ quan nhà nước,người có thẩm quyền tại toà án về quyết định hành chính, hành vi hành chínhliên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật về thủtục giải quyết các vụ án hành chính.
Chương VI
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
Điều 68.Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sảnphẩm, hàng hoá
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chất lượngsản phẩm, hàng hoá trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trướcChính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hànghoá.
3. Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệthực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhànước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong phạm vi địa phương theo phân cấpcủa Chính phủ.
5. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế-xã hội vàyêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong từng thời kỳ,Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ quản lýngành, lĩnh vực đối với sản phẩm, hàng hoá chưa được quy định tại khoản 2 Điều70 của Luật này.
Điều 69.Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học vàCông nghệ
1. Xây dựng, ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành vàtổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và văn bản quyphạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnhvực, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng, trìnhcấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia nâng caonăng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.
3. Thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩmtrong sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 70 của Luật này.
4. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nước vềchất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quátrình sử dụng liên quan đến an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, thiết bị đo lườngvà hàng hoá khác trừ hàng hoá thuộc trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnhvực quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật này.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnhvực xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng,quy chế quản lý các tổ chức đánh giá sự phù hợp, quy chế chỉ định các tổ chứcđánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm trong sản xuất và hàng hóa trong xuấtkhẩu, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường; tổ chức hoạt động hợp tác quốc tếvề chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
6. Chủ trì tổ chức đánh giá, đề xuất các hình thức tônvinh, khen thưởng cấp quốc gia đối với sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhâncó thành tích xuất sắc về hoạt động chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quy địnhđiều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng của tổ chức, cá nhân về chất lượng sảnphẩm, hàng hoá.
7. Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình quản lý chấtlượng sản phẩm, hàng hóa trong cả nước; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đàotạo, phổ biến kiến thức, thông tin về chất lượng và quản lý chất lượng sảnphẩm, hàng hóa.
8. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượngsản phẩm, hàng hóa; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luậtvề chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực được phân công.
Điều 70.Trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ quản lý ngành,lĩnh vực
1. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện quản lý nhànước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo lĩnh vực được phân công, có tráchnhiệm sau đây:
a) Xây dựng, ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành vàtổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trìnhphát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
b) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quyphạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụcụ thể của Bộ, ngành;
c) Tổ chức và chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nước vềchất lượng sản phẩm trong sản xuất;
d) Chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức đánh giásự phù hợp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
đ) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượngsản phẩm, hàng hóa; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luậtvề chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
e) Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình quản lý chấtlượng sản phẩm, hàng hóa; tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn phápluật; hỗ trợ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tìm hiểu thông tin về chấtlượng sản phẩm, hàng hóa;
g) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thựchiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về thừa nhận lẫn nhau đối với kết quảđánh giá sự phù hợp.
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sảnphẩm, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trìnhsử dụng có khả năng gây mất an toàn được quy định như sau:
a) Bộ Y tế chịu trách nhiệm đối với thực phẩm, dượcphẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất thuốc và thuốc chongười, hoá chất gia dụng, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, trang thiết bị ytế;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu tráchnhiệm đối với cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệthực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp,thuỷ sản, công trình thuỷ lợi, đê điều;
c) Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm đối vớiphương tiện giao thông vận tải, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công vận tảichuyên dùng, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển, công trình hạtầng giao thông;
d) Bộ Công Thương chịu trách nhiệm đối với thiết bị áplực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp, hoá chất, vật liệu nổ côngnghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ các thiết bị, phương tiệnthăm dò, khai thác trên biển;
đ) Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm đối với công trình dândụng, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật;
e) Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm đối với phương tiện,trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, khí tài, sản phẩm phục vụ quốc phòng,công trình quốc phòng;
g) Bộ Công an chịu trách nhiệm đối với trang thiết bịphòng cháy, chữa cháy; trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, khí tài, côngcụ hỗ trợ, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 71.Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm2008.
Pháp lệnh chất lượng hàng hóa ngày 24 tháng 12 năm1999 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 72.Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luậtnày.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(đã ký)
Nguyễn Phú Trọng
VĂN BẢN KHÁC
Số 80/2023/NĐ-CP- 17/11/2023
Số 78/2021/TT-BTC- 17/09/2021
Số 84/2009/NĐ-CP- 15/10/2009
Số 11/2012/QH13- 20/06/2012
Số 46/2012/NĐ-CP- 22/05/2012
Số 43/2013/TT-BTC- 18/04/2013
22/2015/TT-BKHCN- 11/11/2015
1852/QĐ-BCT- 16/05/2016