Số 04/2011/QH13

Số văn bản:

Số 04/2011/QH13 

Tên văn bản:

Luật Đo lường số 04/2011/QH13 

Loại văn bản:

Luật - Pháp lệnh 

Đơn vị ban hành:

Quốc Hội 

Người ký:

Nguyễn Sinh Hùng 

Ngày ban hành:

11/11/2011 

Ngày hiệu lực:

01/07/2012 

File gắn kèm:

QUỐC HỘI

Luật số: 04/2011/QH13

                                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


LUẬT

ĐO LƯỜNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điềutheo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật đolường.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động đo lường;quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhântham gia hoạt động đo lường tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểunhư sau:

1. Đo lường là việc xác định, duy trìgiá trị đo của đại lượng cần đo.

2. Hoạt động đo lường là việc thiếtlập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường; sản xuất, kinh doanh, sử dụng phươngtiện đo, chuẩn đo lường; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo,chuẩn đo lường; thực hiện phép đo; định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; quảnlý về đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng vàphát triển công nghệ về đo lường.

3. Hệ đơn vị đo quốc tế (viết tắt theothông lệ quốc tế là SI) là hệ thống đơn vị đo có tên gọi, ký hiệu và quy tắcthiết lập các đơn vị ước, bội cùng với quy tắc sử dụng chúng được Đại hội cânđo quốc tế chấp thuận.

4. Chuẩn đo lường là phương tiện kỹthuật để thể hiện, duy trì đơn vị đo của đại lượng đo và được dùng làm chuẩnđể so sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác.

Chất chuẩnlà một loại chuẩn đo lườngđặc biệt có độ đồng nhất và ổn định nhất định đối với một hoặc một số thuộctính. Chất chuẩn được sử dụng để hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị, phương tiệnđo, đánh giá phương pháp đo hoặc để xác định giá trị về thành phần, tính chấtcủa vật liệu hoặc chất khác.

5. Phương tiện đo là phương tiện kỹthuật để thực hiện phép đo.

6. Phép đo là tập hợp những thao tácđể xác định giá trị đo của đại lượng cần đo.

7. Hàng đóng gói sẵn theo định lượng(sau đây gọi là hàng đóng gói sẵn) là hàng hóa được định lượng, đóng gói và ghiđịnh lượng trên nhãn hàng hóa mà không có sự chứng kiến của bên mua.

8. Kiểm định là hoạt động đánh giá,xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đolường.

9. Hiệu chuẩn là hoạt động xác định,thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo vớigiá trị đo của đại lượng cần đo.

10. Thử nghiệm là việc xác định mộthoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, chuẩn đo lường.

11. Yêu cầu kỹ thuật đo lường là tậphợp các quy định về đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đo lường, phương tiệnđo, phép đo hoặc lượng của hàng đóng gói sẵn do tổ chức, cá nhân công bố hoặcdo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

12. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thửnghiệmđược chỉ định là tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy địnhcủa Luật này và quy định của pháp luật có liên quan, được cơ quan nhà nước vềđo lường có thẩm quyền xem xét, đưa vào danh sách để tổ chức, cá nhân lựa chọnsử dụng dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đolường.

13. Dấu định lượnglà ký hiệu để côngbố lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt độngđo lường

1. Đo lường phải bảo đảm tính thống nhất,chính xác.

2. Hoạt động đo lường phải bảo đảm:

a) Minh bạch, khách quan, chính xác; côngbằng giữa các bên trong mua bán, thanh toán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

b) An toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệmôi trường;

c) Thuận lợi cho giao dịch thương mại trongnước và quốc tế;

d) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường;

đ) Phù hợp với thông lệ quốc tế;

e) Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tronghoạt động đo lường trên cơ sở bảo đảm tuân thủ quy định của Luật này và quyđịnh khác của pháp luật có liên quan.

Điều 5. Chính sách của Nhànước về đo lường

1. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng và duytrì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện cácyêu cầu về đo lường đối với chuẩn quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý.

2. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo lường; khuyến khích tổchức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, phát triển nguồn nhânlực về đo lường; đẩy mạnh xã hội hóa đối với các hoạt động đo lường sau đây:

a) Thiết lập và duy trì chuẩn đo lường;

b) Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phươngtiện đo, chuẩn đo lường;

c) Sản xuất phương tiện đo, chuẩn đo lường;

d) Đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứngdụng và phát triển công nghệ về đo lường.

3. Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lựctrong hoạt động đo lường; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triểncông nghệ về đo lường; tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luậtvề đo lường.

4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đơnvị đo pháp định để thay thế đơn vị đo khác; áp dụng hệ thống quản lý chất lượngtrong hoạt động đo lường phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.Ưu tiên sử dụng tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được công nhận, chứngnhận hệ thống quản lý chất lượng phục vụ quản lý nhà nước về đo lường.

Điều 6. Hợp tác quốc tế vềđo lường

1. Hợp tác quốc tế về đo lường được thực hiệntrên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi.

2. Hợp tác quốc tế về đo lường được thực hiệnthông qua các hoạt động sau đây:

a) Ký kết điều ước quốc tế về đo lường; gianhập tổ chức quốc tế về đo lường; ký kết thỏa thuận, thừa nhận kết quả phép đo,kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm giữa tổ chức của Việt Nam với tổ chứctương ứng của các quốc gia, chủ thể khác của pháp luật quốc tế;

b) Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốctế;

c) Trao đổi chuyên gia, đào tạo, bồi dưỡngcán bộ đo lường với các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế;

d) Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học,nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ;

đ) Phối hợp giải quyết tranh chấp.

Điều 7. Những hành vi bị cấm

1. Lợi dụng hoạt động đo lường để gây thiệthại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyềnvà lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Cố ý làm sai lệch phương tiện đo, kết quảđo.

3. Cố ý cung cấp sai, giả mạo kết quả kiểmđịnh, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

4. Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa nội dung trêndấu định lượng, dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định.

Chương II

ĐƠN VỊ ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG

Mục 1

 ĐƠN VỊ ĐO

Điều 8. Phân loại đơn vị đo

1. Đơn vị đo bao gồm đơn vị đo pháp định vàđơn vị đo khác.

2. Đơn vị đo pháp định bao gồm:

a) Đơn vị đo cơ bản thuộc Hệ đơn vị đo quốctế;

b) Các đơn vị đo dẫn xuất thuộc Hệ đơn vị đoquốc tế;

c) Bội thập phân, ước thập phân của đơn vị đoquy định tại điểm a và điểm b khoản này;

d) Đơn vị đo không thuộc Hệ đơn vị đo quốc tếphù hợp với tập quán trong nước và thông lệ quốc tế được quy định;

đ) Đơn vị đo được thiết lập bằng tổ hợp cácđơn vị đo quy định tại điểm a, b, c và d khoản này.

3. Đơn vị đo cơ bản thuộc Hệ đơn vị đo quốctế bao gồm:

a) Đơn vị đo độ dài là mét, ký hiệu là m;

b) Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, ký hiệulà kg;

c) Đơn vị đo thời gian là giây, ký hiệu là s;

d) Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kýhiệu là A;

đ) Đơn vị đo nhiệt độ nhiệt động học làkenvin, ký hiệu là K;

e) Đơn vị đo lượng chất là mol, ký hiệu làmol;

g) Đơn vị đo cường độ sáng là candela, kýhiệu là cd.

4. Chính phủ quy định chi tiết đơn vị đo phápđịnh.

5. Đơn vị đo khác bao gồm đơn vị đo cổ truyềnvà đơn vị đo không quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 9. Sử dụng đơn vị đo

1. Đơn vị đo pháp định phải được sử dụngtrong các trường hợp sau đây:

a) Trong văn bản do cơ quan nhà nước banhành;

b) Trên phương tiện đo sử dụng trong hoạtđộng thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và các hoạt động công vụ khác;

c) Ghi lượng của hàng đóng gói sẵn;

d) Trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩuphương tiện đo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này;

đ) Trong hoạt động bảo đảm an toàn, bảo vệsức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường.

2. Đơn vị đo khác được sử dụng theo thỏathuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp giải quyết tranh chấp có liên quanđến sử dụng đơn vị đo khác với đơn vị đo pháp định thì phải quy đổi sang đơn vịđo pháp định.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 2

CHUẨN ĐO LƯỜNG

Điều 10. Hệ thống chuẩn đolường của từng lĩnh vực đo

1. Chuẩn đo lường quốc gia (sau đây gọi làchuẩn quốc gia) là chuẩn đo lường cao nhất của quốc gia được dùng để xác địnhgiá trị đo của các chuẩn đo lường còn lại của lĩnh vực đo.

2. Chuẩn đo lường chính (sau đây gọi là chuẩnchính) là chuẩn đo lường được dùng để hiệu chuẩn, xác định giá trị đo của cácchuẩn đo lường khác ở địa phương, tổ chức.

3. Chuẩn đo lường công tác (sau đây gọi làchuẩn công tác) là chuẩn đo lường được dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thửnghiệm phương tiện đo.

Điều 11. Yêu cầu cơ bản đốivới chuẩn đo lường

1. Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản của chuẩnđo lường phải được thể hiện trên chuẩn đo lường hoặc ghi trên nhãn hàng hóahoặc tài liệu kèm theo.

2. Đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đolường phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân côngbố hoặc được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định ápdụng.

Điều 12. Yêu cầu đối vớichuẩn quốc gia

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 11 củaLuật này.

2. Chuẩn quốc gia phải được thiết lập theoquy hoạch phát triển chuẩn quốc gia.

3. Chuẩn quốc gia phải được phê duyệt; duytrì, bảo quản, sử dụng tại tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia.

4. Chuẩn quốc gia phải được định kỳ hiệuchuẩn hoặc so sánh với chuẩn quốc tế hoặc với chuẩn quốc gia của nước ngoài đãđược hiệu chuẩn hoặc đã được so sánh với chuẩn quốc tế.

Việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc giado tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia thực hiện.

5. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạchphát triển chuẩn quốc gia.

6. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phêduyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia; quy định chi tiếtkhoản 3 và khoản 4 Điều này.

Điều 13. Điều kiện hoạt độngcủa tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia

Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia phảiđáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Có tư cách pháp nhân.

2. Có đủ nhân lực và cơ sở vật chất, kỹ thuậtđể thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Giữ, duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốcgia theo quy định;

b) Định kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốcgia theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật này;

c) Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chínhxác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn;

d) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và pháttriển công nghệ về chuẩn đo lường; xây dựng phương pháp duy trì, bảo quản chuẩnquốc gia; xây dựng phương pháp đo để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tớichuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn.

3. Thiết lập sơ đồ hiệu chuẩn và trình tự,thủ tục hiệu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

4. Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý đểthực hiện các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Được chỉ định giữ chuẩn quốc gia.

Điều 14. Yêu cầu đối vớichuẩn chính, chuẩn công tác

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 11 củaLuật này.

2. Chuẩn chính, chuẩn công tác do cơ quan nhànước có thẩm quyền ở địa phương hoặc tổ chức tự thiết lập.

3. Việc duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩnchính, chuẩn công tác được thực hiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan nhànước có thẩm quyền ở địa phương hoặc của người đứng đầu tổ chức giữ chuẩn đolường này.

4. Đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩnchính, chuẩn công tác phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đãđược công bố thông qua việc định kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh với chuẩn quốc giahoặc với chuẩn đo lường có độ chính xác cao hơn đã được hiệu chuẩn.

5. Việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn chính,chuẩn công tác phải được thực hiện tại tổ chức hiệu chuẩn đáp ứng điều kiện quyđịnh tại Điều 25 của Luật này.

6. Chuẩn công tác dùng trực tiếp để kiểm địnhphương tiện đo quy định tại khoản 2 Điều 16 phải được hiệu chuẩn tại tổ chứchiệu chuẩn được chỉ định và phải được chứng nhận phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đolường.

7. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyđịnh việc chứng nhận chuẩn công tác tại khoản 6 Điều này.

Điều 15. Yêu cầu đối vớichất chuẩn

1. Chất chuẩn phải bảo đảm tuân thủ yêu cầuđối với chuẩn đo lường quy định tại các điều 11, 12 và 14 của Luật này và cácyêu cầu sau đây:

a) Bảo đảm độ đồng nhất, độ ổn định và giátrị thuộc tính của chất chuẩn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã đượccông bố hoặc quy định;

b) Phải được xác nhận giá trị thuộc tính củachất chuẩn cùng với độ không đảm bảo đo của giá trị thuộc tính này;

c) Việc xác nhận giá trị thuộc tính của chấtchuẩn được thực hiện thông qua thử nghiệm hoặc so sánh tại tổ chức thử nghiệm.

2. Chất chuẩn dùng trực tiếp để kiểm địnhphương tiện đo quy định tại khoản 2 Điều 16 phải được chứng nhận theo quy địnhtại khoản 7 Điều 14 của Luật này.

Chương III

PHƯƠNG TIỆN ĐO

Điều 16. Các loại phươngtiện đo

1. Phương tiện đo được sử dụng trong nghiêncứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượngtrong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều này (sauđây gọi là phương tiện đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lườngdo tổ chức, cá nhân công bố.

2. Phương tiện đo được sử dụng để định lượnghàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏecộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp vàtrong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộcDanh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đolường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hànhDanh mục phương tiện đo nhóm 2.

Điều 17. Yêu cầu cơ bản đốivới phương tiện đo

1. Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản củaphương tiện đo phải được thể hiện trên phương tiện đo hoặc ghi trên nhãn hànghóa, tài liệu đi kèm.

2. Cấu trúc của phương tiện đo phải bảo đảmngăn ngừa sự can thiệp dẫn đến làm sai lệch kết quả đo.

3. Đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiệnđo phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bốhoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.

Điều 18. Yêu cầu đối vớiphương tiện đo nhóm 1

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 củaLuật này.

2. Phương tiện đo nhóm 1 được kiểm định, hiệuchuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu của cơquan nhà nước có thẩm quyền.

3. Việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệmphương tiện đo nhóm 1 do tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sửdụng phương tiện đo lựa chọn, quyết định thực hiện tại tổ chức kiểm định, hiệuchuẩn, thử nghiệm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

Điều 19. Yêu cầu đối với phươngtiện đo nhóm 2

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 củaLuật này.

2. Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soátvề đo lường bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:

a) Phê duyệt mẫu khi sản xuất, nhập khẩu;

b) Kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng;

c) Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng;

d) Kiểm định sau sửa chữa.

3. Việc phê duyệt mẫu phương tiện đo quy địnhtại điểm a khoản 2 Điều này phải được thực hiện theo quy định tại Điều 20 củaLuật này.

4. Việc kiểm định phương tiện đo quy định tạicác điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải được thực hiện theo quy định tại khoản2 Điều 21 của Luật này.

5. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyđịnh chi tiết các khoản 2, 3 và 4 của Điều này.

Chương IV

PHÊ DUYỆT MẪU, KIỂM ĐỊNH,HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG

Điều 20. Phê duyệt mẫuphương tiện đo

1. Phê duyệt mẫu phương tiện đo do cơ quannhà nước về đo lường có thẩm quyền thực hiện để đánh giá, xác nhận mẫu phươngtiện đo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định.

2. Việc thử nghiệm mẫu phương tiện đo để phêduyệt phải được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định.

Mẫu phương tiện đo có thể được miễn, giảm thửnghiệm. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc miễn, giảm thử nghiệmmẫu phương tiện đo.

Điều 21. Kiểm định phươngtiện đo

1. Việc kiểm định phương tiện đo do tổ chứckiểm định thực hiện để đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phươngtiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.

2. Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm địnhban đầu trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng,kiểm định sau sửa chữa.

Một số phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểmđịnh định kỳ bằng hình thức kiểm định đối chứng. Việc kiểm định đối chứng đượcthực hiện bởi tổ chức kiểm định khác thuộc Danh mục tổ chức kiểm định được chỉđịnh.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy địnhcụ thể việc kiểm định đối chứng và phương tiện đo nhóm 2 thuộc đối tượng phảiđược kiểm định đối chứng.

3. Phương tiện đo nhóm 1 được kiểm định tựnguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 22. Hiệu chuẩn phươngtiện đo, chuẩn đo lường

1. Việc hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đolường do tổ chức hiệu chuẩn thực hiện để xác định, thiết lập mối quan hệ giữagiá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cầnđo.

2. Chuẩn công tác dùng trực tiếp để kiểm địnhphương tiện đo nhóm 2 phải được hiệu chuẩn bắt buộc.

3. Chuẩn chính, chuẩn công tác không quy địnhtại khoản 2 Điều này và phương tiện đo nhóm 1 được hiệu chuẩn tự nguyện theoyêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 23. Thử nghiệm phươngtiện đo, chuẩn đo lường

1. Việc thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm thựchiện để xác định một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo,chuẩn đo lường.

2. Mẫu phương tiện đo nhóm 2 phải được thửnghiệm bắt buộc trước khi phê duyệt trừ trường hợp được miễn, giảm.

3. Chuẩn chính, chuẩn công tác và phương tiệnđo nhóm 1 được thử nghiệm tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

Điều 24. Nguyên tắc hoạtđộng kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

1. Độc lập, khách quan, chính xác; công khai,minh bạch về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

2. Tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm định, hiệuchuẩn, thử nghiệm đã được công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước về đolường có thẩm quyền.

3. Tuân thủ quy định về bảo mật thông tin, sốliệu, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

Điều 25. Điều kiện hoạt độngcủa tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

1. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệmcung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải đáp ứng các điều kiệnsau đây:

a) Có tư cách pháp nhân;

b) Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêucầu đối với lĩnh vực hoạt động;

c) Có đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu đối vớilĩnh vực hoạt động;

d) Đáp ứng yêu cầu về tính độc lập, kháchquan;

đ) Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phùhợp với lĩnh vực hoạt động;

e) Đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước vềđo lường có thẩm quyền.

2. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệmđược chỉ định thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm bắt buộc phải đáp ứngđiều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phải được chỉ định.

3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyđịnh chi tiết tại khoản 1 Điều này; quy định việc chỉ định tổ chức kiểm định,hiệu chuẩn, thử nghiệm.

Điều 26. Chi phí kiểm định,hiệu chuẩn, thử nghiệm

1. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệmđược xác định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý để hoànthành công việc, phù hợp với nội dung, khối lượng, tính chất và thời hạn hoànthành việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

2. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệmđược xác định trên cơ sở các chi phí cơ bản sau đây:

a) Chi phí vật tư;

b) Chi phí nhân công;

c) Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị;

d) Chi phí vận chuyển.

3. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệmphương tiện đo, chuẩn đo lường phải được xây dựng, niêm yết công khai và theoquy định của pháp luật về giá.

Chương V

PHÉP ĐO, LƯỢNG CỦA HÀNG ĐÓNGGÓI SẴN

Mục 1

PHÉP ĐO

Điều 27.Các loại phép đo

1. Phép đođược thực hiện trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình côngnghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy địnhtại khoản 2 Điều này (sau đây gọi là phép đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêucầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố.

2. Phép đođược thực hiện để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảođảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, phục vụ hoạt độngthanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và các hoạt động công vụ khác (sau đâygọi là phép đo nhóm 2) phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơquan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định.

Điều 28.Yêu cầu cơ bản đối với phép đo

1. Phươngtiện đo, phương pháp đo, điều kiện để thực hiện phép đo, mức độ thành thạo củangười thực hiện phải phù hợp với hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất phươngtiện đo hoặc phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bốhoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định.

2. Độ chínhxác của kết quả đo phải bảo đảm được truyền từ chuẩn đo lường thông qua mộtchuỗi không đứt đoạn các hoạt động hiệu chuẩn, kiểm định.

Điều 29. Yêu cầu về đo lườngđối với phép đo nhóm 1

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 28 củaLuật này.

2. Phép đo nhóm 1 được thực hiện theo nhu cầucủa tổ chức, cá nhân.

3. Độ chính xác của kết quả đo do tổ chức, cánhân tự quyết định và chịu trách nhiệm thông qua thực hiện một hoặc các biệnpháp sau đây:

a) Lựa chọn, sử dụng phương tiện đo có đặctính kỹ thuật đo lường phù hợp và tuân thủ hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sảnxuất về phương pháp đo, vận hành và điều kiện sử dụng phương tiện đo để thựchiện phép đo;

b) Thỏa thuận với tổ chức, cá nhân khác đểthực hiện phép đo và cung cấp kết quả đo.

Điều 30. Yêu cầu về đo lườngđối với phép đo nhóm 2

1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 28 củaLuật này.

2. Phép đo nhóm 2 phải được thực hiện bằngphương tiện đo nhóm 2.

3. Việc thực hiện phép đo phải tuân thủ yêucầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quyđịnh.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy địnhchi tiết về phép đo nhóm 2.

Mục 2

LƯỢNG CỦA HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN

Điều 31. Phân loại hàng đónggói sẵn

1. Hàng đóng gói sẵn không thuộc Danh mục quyđịnh tại khoản 2 Điều này được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổchức, cá nhân công bố (sau đây gọi là hàng đóng gói sẵn nhóm 1).

2. Hàng đóng gói sẵn có số lượng lớn lưuthông trên thị trường hoặc có giá trị lớn, có khả năng gây tranh chấp, khiếukiện về đo lường giữa các bên trong mua bán, thanh toán, gây ảnh hưởng lớn đếnsức khỏe, môi trường (sau đây gọi là hàng đóng gói sẵn nhóm 2) thuộc Danh mụchàng đóng gói sẵn nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường docơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hànhDanh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2.

Điều 32. Yêu cầu cơ bản đốivới lượng của hàng đóng gói sẵn

1. Lượng của hàng đóng gói sẵn phải phù hợpvới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu đi kèm và phải phù hợp vớiyêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh công bố hoặcdo cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định.

2. Việc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trênnhãn hàng hóa phải tuân thủ quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

Điều 33. Yêu cầu về đo lườngđối với lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 1

1. Lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 1 khi sảnxuất, nhập khẩu phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu quy định tại Điều 32 của Luậtnày.

2. Lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 1 phảiphù hợp với yêu cầu do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu công bố và đượcmang dấu định lượng trên nhãn hàng hóa do tổ chức, cá nhân đó tự quyết định.

Điều 34. Yêu cầu về đo lườngđối với lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2

1. Lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2 khi sảnxuất, nhập khẩu phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu quy định tại Điều 32 của Luậtnày.

2. Lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2 phảiphù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường và phải có dấu định lượng trên nhãn hànghóa theo quy định.

3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyđịnh chi tiết yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵnnhóm 2; quy định dấu định lượng và việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sửdụng dấu định lượng trên nhãn hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này.

Chương VI

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG

Điều 35. Quyền và nghĩa vụcủa tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phương tiện đo, chuẩn đo lường

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanhphương tiện đo, chuẩn đo lường có các quyền sau đây:

a) Lựa chọn tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn,thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phù hợp để thực hiện biện pháp kiểmsoát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đolường theo quy định của Luật này;

b) Khiếu nại kết quả kiểm định, hiệu chuẩn,thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; khởi kiện hành vi vi phạm hợp đồngđã giao kết với tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩnđo lường;

c) Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính,quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanhphương tiện đo, chuẩn đo lường có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lườngđối với phương tiện đo, yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường theo quyđịnh của Luật này trước khi đưa phương tiện đo, chuẩn đo lường vào sử dụng;

b) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơquan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

c) Thông tin trung thực về các đặc tính kỹ thuậtđo lường của phương tiện đo, chuẩn đo lường;

d) Hướng dẫn khách hàng, người sử dụng vềđiều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng phương tiệnđo, chuẩn đo lường;

đ) Trả chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thửnghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

e) Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thửnghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩmquyền.

Điều 36. Quyền và nghĩa vụcủa tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

1. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệmcó các quyền sau đây:

a) Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thửnghiệm trong phạm vi lĩnh vực đã đăng ký hoạt động;

b) Được cơ quan nhà nước về đo lường có thẩmquyền xem xét, thừa nhận kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phục vụ quảnlý nhà nước về đo lường theo quy định của pháp luật;

c) Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính,quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệmcó các nghĩa vụ sau đây:

a) Công khai, minh bạch và tuân thủ trình tự,thủ tục thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; bảo đảm khách quan, chínhxác; tuân thủ quy định về chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;

b) Bảo mật thông tin, số liệu, kết quả kiểmđịnh, hiệu chuẩn, thử nghiệm của khách hàng theo quy định, trừ trường hợp đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

c) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy địnhcủa pháp luật về đo lường phải báo ngay và phối hợp với cơ quan nhà nước cóthẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kếtquả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã cung cấp;

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơquan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Quyền và nghĩa vụcủa tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lườngđược chỉ định

1. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệmđược chỉ định có các quyền sau đây:

a) Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thửnghiệm trong phạm vi lĩnh vực được chỉ định;

b) Được cơ quan nhà nước về đo lường có thẩmquyền xem xét, thừa nhận kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phục vụ quảnlý nhà nước về đo lường theo quy định của pháp luật;

c) Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính,quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệmđược chỉ định có các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này và cácnghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện yêu cầu kiểm định, hiệu chuẩn,thử nghiệm, trừ trường hợp bất khả kháng;

b) Bảo đảm trình tự, thủ tục kiểm định, hiệuchuẩn, thử nghiệm theo quy định của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.

Điều 38. Quyền và nghĩa vụcủa tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo,chuẩn đo lường có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh phươngtiện đo, chuẩn đo lường cung cấp thông tin, tài liệu về đặc tính kỹ thuật đolường, điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng phương tiện đo, chuẩnđo lường;

b) Lựa chọn tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn,thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phù hợp để thực hiện biện pháp kiểmsoát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đolường theo quy định của Luật này;

c) Khiếu nại kết quả kiểm định, hiệu chuẩn,thử nghiệm; khởi kiện hành vi vi phạm hợp đồng của tổ chức kiểm định, hiệuchuẩn, thử nghiệm;

d) Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính,quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo,chuẩn đo lường có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lườngđối với phương tiện đo, yêu cầu đo lường đối với chuẩn đo lường trong quá trìnhsử dụng;

b) Bảo đảm các điều kiện vận chuyển, bảoquản, yêu cầu sử dụng theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu; trường hợpphát hiện sai, hỏng phải dừng việc sử dụng và thực hiện các biện pháp khắcphục;

c) Tuân thủ yêu cầu về trình độ nghiệp vụ,chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người sử dụng phương tiện đo khithực hiện phép đo nhóm 2 theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lườngcó thẩm quyền;

d) Bảo đảm điều kiện theo quy định để ngườicó quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo,phương pháp đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng hàng hóa;

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đolường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Trả chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thửnghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Điều 39. Quyền và nghĩa vụcủa tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàngđóng gói sẵn có các quyền sau đây:

a) Công bố dấu định lượng trên nhãn hàng hóacủa hàng đóng gói sẵn nhóm 1;

b) Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính,quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàngđóng gói sẵn có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thông tin trung thực về lượng của hàngđóng gói sẵn;

b) Thông báo với khách hàng, người tiêu dùngđiều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hàng đónggói sẵn;

c) Bảo đảm lượng của hàng đóng gói sẵn đápứng yêu cầu kỹ thuật đo lường theo quy định;

d) Phải thể hiện dấu định lượng trên nhãnhàng hóa của hàng đóng gói sẵn nhóm 2 theo quy định;

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra nhànước về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 40. Quyền và nghĩa vụcủa người tiêu dùng liên quan đến hoạt động đo lường

1. Người tiêu dùng có các quyền sau đây:

a) Được cung cấp thông tin trung thực vềlượng hàng hóa, phương tiện đo, chuẩn đo lường đã mua;

b) Yêu cầu người bán hàng đáp ứng điều kiệnquy định tại điểm d khoản 2 Điều 38 của Luật này để kiểm tra phương tiện đo,thực hiện phép đo, lượng hàng hóa đã mua;

c) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về đolường;

d) Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng trợ giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Người tiêu dùng có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩmquyền khi phát hiện hoạt động đo lường của tổ chức, cá nhân xâm phạm đến quyềnvà lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng;

b) Không được lợi dụng quy định về đo lườngđể xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhânkhác.

Điều 41. Quyền và nghĩa vụcủa tổ chức xã hội - nghề nghiệp về đo lường

1. Tư vấn, phản biện, tham gia xây dựng vănbản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, quy hoạch phát triển về đo lường theo quyđịnh của pháp luật.

2. Cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ khoa họcvà công nghệ về đo lường theo quy định của pháp luật.

3. Được cung cấp thông tin về đo lường theoquy định của pháp luật.

4. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về đolường; vận động tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về đo lường.

5. Kiến nghị cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơquan nhà nước có thẩm quyền xử lý, giải quyết vi phạm pháp luật về đo lường.

Chương VII

KIỂM TRA, THANH TRA , XỬ LÝVI PHẠM PHÁP LUẬT

VỀ ĐO LƯỜNG

Mục 1

KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ ĐOLƯỜNG

Điều 42. Đối tượng kiểm tranhà nước về đo lường

Đối tượng kiểm tra nhà nước về đo lường baogồm chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn, hoạtđộng kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Điều 43. Nội dung kiểm tranhà nước về đo lường

1. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đốivới chuẩn đo lường bao gồm:

a) Kiểm tra sự phù hợp của chuẩn đo lường vớiyêu cầu quy định tại Điều 11 của Luật này;

b) Kiểm tra sự phù hợp của chuẩn đo lường vớiyêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường tương ứng quy định tại các điều 12,14 và 15 của Luật này.

2. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đốivới phương tiện đo bao gồm:

a) Kiểm tra sự phù hợp của việc thể hiện đặctính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo quy định tại khoản 1 Điều 17 củaLuật này;

b) Kiểm tra sự phù hợp của các bộ phận, chitiết của phương tiện đo nhóm 2 với mẫu đã được phê duyệt;

c) Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo vớiyêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;

d) Kiểm tra đặc tính kỹ thuật đo lường củaphương tiện đo theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này;

đ) Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo vớiđiều kiện về bảo quản, lưu giữ, sử dụng;

e) Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo vớiyêu cầu về đo lường đối với phương tiện đo tương ứng quy định tại Điều 18 vàĐiều 19 của Luật này.

3. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đốivới phép đo bao gồm:

a) Kiểm tra, xác định sự phù hợp của phươngtiện đo, phương pháp đo đã sử dụng và các điều kiện đo với yêu cầu kỹ thuật đolường;

b) Kiểm tra sai số của kết quả đo với giớihạn sai số cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.

4. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đốivới lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm:

a) Kiểm tra việc ghi lượng của hàng đóng góisẵn trên nhãn hàng hóa;

b) Kiểm tra lượng hàng hóa thực tế;

c) Kiểm tra việc thể hiện dấu định lượng.

5. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đốivới hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đolường bao gồm:

a) Kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắchoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm quy định tại Điều 24 củaLuật này;

b) Kiểm tra việc bảo đảm các điều kiệnhoạt động quy định tại Điều 25 của Luật này;

c) Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụcủa tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm quy định tại khoản 2Điều 36 và của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ địnhquy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này.

Điều 44. Trình tự, thủ tụckiểm tra nhà nước về đo lường

1. Xuất trình quyết định kiểm tra trước khitiến hành kiểm tra. Trường hợp quyết định kiểm tra cho phép thì thực hiện lấymẫu để kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra.

2. Tiến hành kiểm tra theo nội dung của quyếtđịnh kiểm tra.

3. Lập biên bản kiểm tra.

4. Xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tạiĐiều 48 của Luật này.

5. Báo cáo cơ quan ra quyết định kiểm tra nhànước về đo lường.

Điều 45. Hình thức kiểm tranhà nước về đo lường

1. Kiểm tra được tiến hành theo chương trình,kế hoạch đã được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền phê duyệt.

2. Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi giảiquyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đolường hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 46. Cơ quan thực hiệnkiểm tra nhà nước về đo lường

1. Cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyềnthuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liênquan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường trong phạm vi cả nước.

2. Cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyềnthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liênquan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường trong phạm vi địa phương.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vichức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chứccó liên quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường trên địa bàn.

Điều 47. Quyền hạn, nhiệm vụcủa cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường

1. Cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đolường có các quyền sau đây:

a) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

b) Cảnh báo nguy cơ không bảo đảm yêu cầu vềđo lường của đối tượng kiểm tra;

c) Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tratheo quy định tại Điều 48 của Luật này;

d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết địnhcủa đoàn kiểm tra, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra theo quy định của phápluật về khiếu nại, tố cáo.

2. Cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đolường có nhiệm vụ sau đây:

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm trahàng năm trình cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền phê duyệt;

b) Ra quyết định xử lý theo thẩm quyền trongthời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo và kiến nghị xử lý vi phạm củađoàn kiểm tra; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

c) Bảo đảm khách quan, chính xác, công khai,minh bạch và không phân biệt đối xử trong hoạt động kiểm tra nhà nước về đolường;

d) Giữ bí mật thông tin, tài liệu liên quanđến tổ chức, cá nhân được kiểm tra khi chưa có kết luận;

đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyếtđịnh xử lý và việc xử lý vi phạm đã thực hiện.

Điều 48. Xử lý vi phạm trongquá trình kiểm tra nhà nước về đo lường

1. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiệnchuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn, hoạt độngkiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệmkhông phù hợp với quy định của Luật này thì đoàn kiểm tra thực hiện các biệnpháp sau đây:

a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh, bảo quản, duy trì, sử dụng chuẩn đo lường tạm dừng việc sản xuất, kinhdoanh, sử dụng chuẩn đo lường đó và thực hiện ngay các biện pháp khắc phục;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh, sử dụng phương tiện đo tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh, sử dụngphương tiện đo đó và thực hiện ngay biện pháp khắc phục;

c) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh hàng đóng gói sẵn tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó và thựchiện ngay biện pháp khắc phục;

d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân tạm dừng phép đovà thực hiện ngay biện pháp khắc phục;

đ) Yêu cầu tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thửnghiệm tạm dừng hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không phù hợp vàthực hiện ngay biện pháp khắc phục.

2. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân cóhành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đo lường hoặc sau khi đã yêu cầu thựchiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này mà tổ chức, cá nhân đó vẫntiếp tục vi phạm thì đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp sau đây:

a) Yêu cầu dừng ngay hành vi vi phạm;

b) Niêm phong chuẩn đo lường, phương tiện đo,hàng đóng gói sẵn không phù hợp quy định;

c) Báo cáo ngay với cơ quan thực hiện kiểmtra nhà nước về đo lường để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theoquy định của pháp luật.

Hồ sơ kiểm tra gửi cơ quan có thẩm quyền gồmcông văn của cơ quan thực hiện kiểm tra, biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra vàcác giấy tờ, chứng cứ có liên quan. Hồ sơ kiểm tra là một trong các cơ sở pháplý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định;

d) Kiến nghị cơ quan thực hiện kiểm tra nhànước về đo lường thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên,địa chỉ của tổ chức, cá nhân và những sai phạm liên quan.

3. Trên cơ sở kiến nghị của đoàn kiểm tra, cơquan, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định, thông báo công khai trênphương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân và những saiphạm liên quan.

4. Trường hợp đoàn kiểm tra có thành viên làthanh tra viên khoa học và công nghệ, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyênngành, công an, quản lý thị trường hoặc của cơ quan khác có thẩm quyền thìthành viên này thực hiện ngay việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 49. Kinh phí lấy mẫukiểm tra nhà nước về đo lường

1. Kinh phí lấy mẫu kiểm tra nhà nước về đolường do cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường chi trả và được bố trítrong dự toán kinh phí hoạt động của cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đolường.

2. Trường hợp kết luận tổ chức, cá nhân viphạm quy định về đo lường thì tổ chức, cá nhân phải hoàn trả kinh phí lấy mẫukiểm tra cho cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 2

THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠMPHÁP LUẬT VỀ ĐO LƯỜNG

Điều 50. Thanh tra về đo lường

1. Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanhtra Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơquan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo lường thực hiện chức năng thanhtra chuyên ngành về đo lường.

2. Việc thanh tra được thực hiện theo quyđịnh của Luật này và pháp luật về thanh tra.

Điều 51. Đối tượng và nhiệmvụ thanh tra chuyên ngành về đo lường

1. Đối tượng thanh tra chuyên ngành về đolường là tổ chức, cá nhân hoạt động đo lường.

2. Thanh tra chuyên ngành về đo lường cónhiệm vụ thanh tra việc thực hiện pháp luật và các quy định kỹ thuật về đolường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đo lường.

Điều 52. Xử lý vi phạm phápluật về đo lường

1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đolường thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chínhhoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thườngtheo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức vi phạm pháp luật về đo lường thìtùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, nếu gâythiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạmquy định của pháp luật về đo lường tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xửlý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồithường theo quy định của pháp luật.

4. Việc xử phạt đối với hành vi vi phạm hànhchính về đo lường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theoquy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy địnhtại khoản 5 Điều này.

5. Trường hợp vi phạm hành chính về đo lườngcó số tiền thu lợi bất chính trong suốt quá trình vi phạm lớn hơn mức phạt tiềntối đa trong lĩnh vực đo lường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạmhành chính thì áp dụng hình thức phạt tiền với mức bằng từ 01 đến 05 lần sốtiền thu lợi bất chính đó. Số tiền thu lợi bất chính phải bị tịch thu. Cá nhân,tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, thực hiện biệnpháp khắc phục hậu quả và thực hiện các quy định khác của pháp luật về xử lý viphạm hành chính.

Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xửphạt đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản này.

6. Chính phủ quy định chi tiết các hành vi viphạm hành chính về đo lường, mức xử phạt, cách tính số tiền thu lợi bất chínhquy định tại Điều này.


Chương VIII

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ ĐO LƯỜNG

Điều 53. Trách nhiệm củaChính phủ

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đolường trong phạm vi cả nước.

Điều 54. Trách nhiệm của BộKhoa học và Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệmtrước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đo lường trong phạm vi cả nước cótrách nhiệm sau đây:

1. Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộcó liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyềnban hành và tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia,văn bản quy phạm pháp luật về đo lường;

2. Quản lý việc thiết lập, duy trì, bảo quảnvà sử dụng hệ thống chuẩn đo lường;

3. Tổ chức quản lý về đo lường đối với phươngtiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn; hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn,thử nghiệm;

4. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng vàphát triển công nghệ về đo lường;

5. Hợp tác quốc tế về đo lường;

6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luậtvề đo lường;

7. Tổ chức quản lý công tác đào tạo, bồidưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động đo lường;

8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại,tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo thẩm quyền.

Điều 55. Trách nhiệm của bộ,cơ quan ngang bộ

1. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệthực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiệnchính sách, quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia, văn bản quy phạm pháp luật vềđo lường;

b) Đề xuất các loại phương tiện đo nhóm 2, hàngđóng gói sẵn nhóm 2 và yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phép đo nhóm 2 để BộKhoa học và Công nghệ ban hành;

c) Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra đolường trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân công;

đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý viphạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phốihợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc thực hiện quản lý nhà nước về đolường đối với hoạt động đo lường đặc thù thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Điều 56. Trách nhiệm của Uỷban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việcquản lý nhà nước về đo lường trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chínhphủ.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

a) Đề xuất, xây dựng trình cơ quan nhà nướccó thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đo lường; xây dựng quyhoạch, kế hoạch về đo lường;

b) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm phápluật, quy hoạch, kế hoạch về đo lường;

c) Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và đầutư trang thiết bị cho công tác quản lý đo lường;

d) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướngdẫn pháp luật về đo lường;

đ) Thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường;

e) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành phápluật về đo lường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đolường theo quy định của pháp luật.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

a) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đolường;

b) Thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lườngđối với phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn theo phân cấp;

c) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩmquyền trong việc thanh tra, kiểm tra về đo lường trên địa bàn theo quy định củapháp luật;

d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý viphạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

a) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đolường;

b) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩmquyền trong việc thanh tra, kiểm tra về đo lường trên địa bàn theo quy định củapháp luật;

c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý viphạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật.


Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 57. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01tháng 7 năm 2012.

Pháp lệnh Đo lường số 16/1999/PL-UBTVQH10ngày 06 tháng 10 năm 1999, quy định về phí kiểm định phương tiện đo lường tạiDanh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí và lệ phí số38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 hết hiệu lực kể từ ngày Luật nàycó hiệu lực.

Điều 58. Quy định chi tiết

Chính phủ và các cơ quan khác có thẩm quyền quy địnhchi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011.

                           CHỦ TỊCH QUỐC HỘI


                       (Đã ký)

                          Nguyễn Sinh Hùng

VĂN BẢN KHÁC