Theo chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong nếu tăng thuế môi trường với giá xăng lên 4.000 đồng thì cơ quản quản lý nên xem xét việc bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Theo đó, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, nên bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu khi thuế môi trường với giá xăng tăng thêm 1.000 đồng và nên thay vào đó là Quỹ cho môi trường giá xăng dầu.
“Vì Quỹ cho môi trường xăng dầu tốt hơn Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Theo tôi quỹ bình ổn giá xăng dầu không có tác dụng mà còn làm tăng thêm giá xăng dầu”, chuyên gia Nguyễn Minh Phong nhận định.
Chuyên gia kinh tế lại đề xuất ‘khai tử’ Quỹ bình ổn giá xăng dầu
Theo chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong nếu tăng thuế môi trường với giá xăng lên 4000 đồng thì cơ quản quản lý nên xem xét việc bỏ Quỹ bình ổn giá xăng. Ảnh Phương Nam.
Trước đó cũng đã có nhiều doanh nghiệp và chuyên gia nêu ý kiến về việc bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Chẳng hạn, báo cáo kết quả kiểm toán giai đoạn 2015-2016 của Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hàng loạt bất ổn liên quan đến điều hành giá xăng dầu, trong đó có Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Cụ thể, khi giá cơ sở tăng so với kỳ trước điều hành giá, cơ quan điều hành giá lại đồng thời thực hiện cả trích quỹ và chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Như vậy, khi bù trừ phần chi quỹ và phần trích quỹ cho nhau thì giá xăng dầu vẫn không được hỗ trợ nhiều và nhiều trường hợp vẫn phải tăng giá. Trong khi đó thực tế, nhiều doanh nghiệp đầu mối vẫn còn tồn Quỹ bình ổn giá xăng dầu với giá trị lớn sau khi điều chỉnh tăng giá.
Để khắc phục tình trạng này, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị chỉ trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu khi giá giảm để giá xăng dầu vẫn ổn định và tạo nguồn cho quỹ. Ngược lại, khi giá tăng thì sử dụng quỹ để bù đắp và không được trích quỹ để đạt mục đích bình ổn giá xăng dầu. Chỉ trong trường hợp thiếu quỹ thì mới tăng giá.
Tuy nhiên, theo Kiểm toán Nhà nước, cũng cần phải cân đối mức chi sử dụng quỹ không nên quá cao, thời gian chi không nên kéo dài vì điều này sẽ dẫn đến giá bán xăng dầu trong nước thoát ly giá thế giới, nhanh cạn quỹ và khi đó buộc phải tăng giá.
Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, cần loại bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu ra khỏi công thức giá bởi nó đi ngược với thị trường. Về vấn đề này, trả lời báo chí, Bộ Công Thương cũng đã có ý kiến, theo đó, có thể bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu nhưng cần lựa chọn thời điểm thích hợp.
TIN KHÁC
Xăng sinh học E5 biến mất ở nhiều cửa hàng (*): Người trong cuộc nói gì?(31/10/2024)
VCCI kiến nghị bỏ quy định đại lý bán lẻ xăng dầu phải thanh lý hợp đồng trước khi thay nhà cung cấp(15/10/2024)
Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu: Cần đưa lên sàn giao dịch hàng hóa?(06/08/2024)
Chuyên gia: Sàn giao dịch xăng dầu khó phát huy hiệu quả trong 'một sớm một chiều'(02/08/2024)
Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: VCCI vạch ra nhiều bất cập(31/07/2024)