Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cho biết, nếu Việt Nam nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia sẽ nhập khẩu theo giá đàm phán.
Theo bà Trần Lê Dung, Bí thứ thứ nhất phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Malaysia, xăng RON95 tại nước này hiện nay được bán với giá 2,05 RM/lít, tương đương với 13.000 đồng. Đây là mức giá mà chính phủ đang trợ giá cho dân tại Malaysia. Tuy nhiên, trên thực tế, để Việt Nam nhập được xăng với mức giá 13.000 đồng/lít từ Malaysia là chuyện “không thể”.
“Nếu nhập khẩu xăng từ Malaysia thì Việt Nam sẽ mua theo giá đàm phán, không phải là giá mà chính phủ Malaysia đang hỗ trợ người dân.” – Bà Trần Lê Dung thông tin.
Trên thực tế, Malaysia là nước sản xuất và xuất khẩu xăng dầu lớn trên thế giới, do đó, họ có chính sách trợ giá đối với xăng dầu trong nước. Để giữ giá xăng dầu tại đây ổn định bất kể giá xăng dầu thế giới biến động như thế nào, Malaysia phải tốn thêm tiền trợ cấp mỗi khi giá xăng dầu tăng – số tiền vốn có thể được đưa vào các dự án kinh tế khác.
Theo một báo cáo nghiên cứu của CGS – CIMB và The Star, ước tính, giá dầu tăng 1 USD/thùng (tương đương 4,18 RM) thì Chính phủ Malaysia sẽ phải chi ra thêm 80 triệu RM (18 triệu USD) tiền trợ cấp nhiên liệu để giữ giá xăng RON95 lần lượt là 2,05 RM (0,47 USD) và 2,15 RM/lít (0,49 USD).
Người tiêu dùng Singapore – quốc gia chung biên giới với Malaysia cũng không mua được mức giá này. Vào hồi tháng 4, khi giá dầu thế giới tăng phi mã, nhằm mua được dầu giá rẻ, nhiều người dân Singapore đã lái xe qua biên giới đổ xăng, buộc giới chức Malaysia phải yêu cầu các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ hơn đối với các cửa hàng xăng dầu khi bán cho người nước ngoài.
Cụ thể, từ năm 2010, Malaysia đã ra quy định không bán xăng trợ giá giá cho xe có biển số nước ngoài. Những xe này chỉ có thể mua xăng RON97 – loại xăng có giá thành đắt hơn và không được trợ giá từ chính phủ.
Về vấn đề nhập khẩu xăng dầu Malaysia, Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cho biết, xăng dầu Việt Nam và xăng dầu Petronal (Malaysia) vẫn đang xúc tiến thương mại trao đổi thường xuyên với mức giá đàm phán, không phải giá được Chính phủ trợ giá.
TIN KHÁC
Xăng sinh học E5 biến mất ở nhiều cửa hàng (*): Người trong cuộc nói gì?(31/10/2024)
VCCI kiến nghị bỏ quy định đại lý bán lẻ xăng dầu phải thanh lý hợp đồng trước khi thay nhà cung cấp(15/10/2024)
Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu: Cần đưa lên sàn giao dịch hàng hóa?(06/08/2024)
Chuyên gia: Sàn giao dịch xăng dầu khó phát huy hiệu quả trong 'một sớm một chiều'(02/08/2024)
Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: VCCI vạch ra nhiều bất cập(31/07/2024)