Kiểm soát lạm phát hiện nay không còn là vấn đề lớn. Dù giá điện, xăng dầu tăng nhưng CPI 6 tháng đầu năm được dự báo chỉ tăng 1-1,1%.
Theo công bố của Tổ công tác liên bộ về điều hành kinh tế vĩ mô, việc tăng giá điện và giá xăng dầu trong Quý I sẽ có tác động trực tiếp và gián tiếp đến lạm phát trong quý II, tiếp tục có tác động trễ dến các quý tiếp theo.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tăng 0,15%, dương trở lại sau 4 tháng liên tiếp âm trước đó. Do vậy, so với tháng 12/2014, CPI hiện giảm 0,1% trong khi cùng kỳ năm 2014, CPI tăng 0,8%. Nếu loại trừ các yếu tố ngắn hạn, tạm thời thì lạm phát cơ bản vẫn tăng 2,38% so với cùng kỳ.
Tổ công tác dự báo, mức tăng giá xăng, điện vừa qua sẽ tác động vào mức tăng chung quý II là 0,8% và vào mức tăng chung của CPI 6 tháng là khoảng 0,84%.
Dù giá điện, xăng dầu tăng nhưng CPI 6 tháng đầu năm được dự báo chỉ tăng 1-1,1%.
Dự kiến, CPI 6 tháng đầu năm nay sẽ tăng khoảng 1-1,1% so với tháng 12/2014.
Tổ kiến nghị, trong bối cảnh lạm phát thấp, cần tạo điều kiện để tiến tới cơ chế thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước còn quản lý, như dịch vụ y tế, giáo dục, song phải kiểm soát quá trình tăng giá này, tính toán thời điểm điều chỉnh để không tác động cộng hưởng tới mặt bằng giá chung.
Tổ cũng đề xuất, cần phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất trung và dài hạn cho doanh nghiệp từ 1-1,5%/năm. Nếu điều kiện cho phép, NHNN nên điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên 15-17%, nhưng trên cơ sở vốn vay tập trung cho sản xuất, kiểm soát cho vay bất động sản.
Các thành viên của Tổ này cũng chung niềm tin rằng, lạm phát năm nay kiểm soát 5%, cùng với GDP tăng trưởng 6,2-6,5% là khả thi.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết thêm, riêng với giá điện, việc tăng 7,5% từ 16/3 vừa qua, sản xuất thép và xi măng sẽ chịu tác động nhiều. Ước tính giá thành nhóm này tăng từ 0,03- 0,66%.
Trước đó, Bộ Tài chính đã tính kỹ 3 phương án giá điện. Nếu tăng 9,5% thì GDP sẽ giảm 0,4%. Chọn ở mức 7,5%, giá điện tăng vẫn đạt yêu cầu cơ bản của Chính phủ là EVN bán điện trên giá thành, có lãi và GDP không giảm quá lớn.
Bộ trưởng Hoàng thừa nhận, dù vậy, dư luận ủng hộ cơ chế giá thị trường với giá điện, nhưng còn băn khoăn về sự minh bạch, công khai của ngành điện. Bộ đã nhắc nhở EVN làm tốt hơn công tác này.
TIN KHÁC
Xăng sinh học E5 biến mất ở nhiều cửa hàng (*): Người trong cuộc nói gì?(31/10/2024)
VCCI kiến nghị bỏ quy định đại lý bán lẻ xăng dầu phải thanh lý hợp đồng trước khi thay nhà cung cấp(15/10/2024)
Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu: Cần đưa lên sàn giao dịch hàng hóa?(06/08/2024)
Chuyên gia: Sàn giao dịch xăng dầu khó phát huy hiệu quả trong 'một sớm một chiều'(02/08/2024)
Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: VCCI vạch ra nhiều bất cập(31/07/2024)