Khám phá khoa học sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào xăng dầu
02:06 SA @ Thứ Sáu - 15 Tháng Tư, 2016

Các nhà khoa học Nga đang hợp tác cùng với các nhà khoa học đến từ Đức, New Zealand, Canada và Iran, họ đang tìm ra phương pháp mới sẽ giúp nhân loại chấm dứt sự phụ thuộc vào xăng dầu.

Mặc dù ngân sách nhà nước Nga phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu mở và khí đốt, các nhà khoa học công tác tại một viện nghiên cứu khoa học Moscow đang cố gắng tạo ra nguồn năng lượng tái tạo và thay thế năng lượng hóa thạch. Hợp tác cùng với các nhà khoa học đến từ Đức, New Zealand, Canada và Iran, họ đang tìm ra phương pháp mới sẽ giúp nhân loại chấm dứt sự phụ thuộc vào xăng dầu.

Các nhà khoa học phát hiện ra một loại chất xúc tác phân tách nước thành oxy và hydro, tương tự như cách mà thực vật thực hiện nhò sự giúp đỡ của quá trình quang hợp. Chất xúc tác đó là hợp chất mangan lý tưởng cho quang hợp nhân tạo bởi vì quá trình đó xảy ra tự nhiên.

Nhờ khám phá này, các nhà khoa học tin tưởng xe ô tô trong tương lai sẽ không cần phải chạy bằng xăng dầu mà bằng hydro lỏng, đổ đầy một bình có thể chạy được quãng đường 2.000-3.000km. Thật vậy, quá trình quang hợp chuyển đổi thành năng lượng đạt tỷ lệ 90%, trong khi pin năng lượng mặt trời tỷ lệ chuyển đổi năng lượng trung bình chỉ đạt 16%.

Công trình nghiên cứu khoa học đầy triển vọng được thực hiện bởi tập thể khoa học gia công tác tại Viện Sinh lý học thực vật trực thuộc Học viện Khoa học Nga cùng với các đồng nghiệp quốc tế.

“Cho đến bây giờ, chưa ai có thể tạo ra một môi trường phân tách nước”, ông Pavel Voronin, chủ nhiệm phòng thí nghiệm sinh thái quang học toàn cầu thuộc Viên Sinh thái học thực vật hãnh diện nói về công trình năng lượng tương lai.

Chất xúc tác sẽ tách nước thành oxy và hydro, chúng tôi sẽ bắt đầu tạo ra năng lượng tái tạo. Khi có thể thực được sản xuất trên quy mô công nghiệp, nó sẽ đổi mới hoàn toàn nền công nghiệp năng lượng trên Trái đất bởi vì Mặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên và vô tận.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo bước đột phá này vẫn còn một chặng đường dài để đi đến thực tế. Trước hết, nó cần giải mã quá trình oxy được tách ra từ phân tử nước, và cũng cần phải hiểu nguyên tắc thuộc quá trình oxy hóa nước diễn ra khi thực vật quang hợp.
Do đó, các nhà khoa học Nga cùng đồng nghiệp quốc tế sẽ phải tái tạo cấy trúc của một chiếc lá cây, sau đó cố gắng áp dụng mô hình vào quá trình sản xuất năng lượng.

“Trong tương lai, số lượng hydro được sản sinh nhờ quang hợp sẽ đủ tạo nguồn năng lượng cung cấp cho động cơ sử dụng nhiên liệu hydro”, ông Vladimir Tsydendambayev phó chủ nhiệm Viện Sinh thái học thực vật trả lời phỏng vấn báo chí Nga bằng giọng đầy tư tin và lạc quan.

Nguồn: