Giá dầu và vị thế của kênh đào Suez
12:51 SA @ Thứ Năm - 10 Tháng Ba, 2016

Việc sụt giảm giá dầu trên thị trường thế giới tác động nhiều đến tình hình kinh tế, thương mại toàn cầu. Một trong số những đơn vị kinh tế ảnh hưởng nhất khi giá dầu sụt giảm đó là kênh đào Suez ở Ấn Độ - được cho là đường tắt vận chuyển quan trọng của thế giới. Tuy nhiên, có giả thuyết cho rằng, vận chuyển hàng hóa đi vòng quanh Châu Phi còn rẻ hơn nhiều lần so với đi "đường tắt" Suez.

Đường tắt Suez

Kênh đào Suez là một trong những dự án xây dựng quan trọng nhất của thế kỷ XIX. Dự án khổng lồ này phải mất gần 20 năm để hoàn thành với sự tham gia của khoảng 1,5 triệu công nhân. Hàng ngàn người đã bỏ mạng trong thời gian xây dựng công trình này.

Năm 1869, kênh đào nối liền biển Đỏ với Địa Trung Hải chính thức được thông thương. Công trình cho phép rút ngắn một cách phi thường con đường từ Âu sang Á, vì thế nó nhanh chóng phát triển thành một trong những tuyến đường vận chuyển lớn nhất thế giới. Điển hình, việc sử dụng kênh đào Suez sẽ giúp rút ngắn khoảng cách giữa Singapore đến cảng Rotterdam ở Hà Lan gần 3.500 hải lý (6.480km). Điều này giúp các chủ tàu tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí xăng dầu. Kể từ đó, số lượng tàu di chuyển qua kênh đào được xem là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh doanh toàn cầu. Các hãng tàu biển thường phải trả vài tỷ USD mỗi năm cho Cơ quan quản lý kênh đào Suez như lộ phí để đi qua kênh đào này.


Tàu thuyền qua kênh đào Suez.

Đảm bảo lợi nhuận

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhiều tàu vận chuyển hàng hóa sử dụng tuyến hải trình đi qua Mũi Hảo Vọng, ở phía Nam Châu Phi, thay vì sử dụng kênh đào Suez mặc dù khoảng cách xa hơn rất nhiều lần.

Michelle Wiese Bockmann, một nhân viên Cty phân tích ngành công nghiệp dầu OPIS Tanker Tracker, giải thích, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng "ngược đời" trên là do sự sụt giảm đáng kể của giá dầu. Cụ thể, giá dầu ở Singapore hiện nay chỉ còn 150 USD/tấn, giảm 250USD/tấn từ tháng 5-2015. Vì vậy, chi phí cho những chuyến hành trình trên biển không phải tốn kém nhiều như trước đây. Một yếu tố nữa phải kể đến là mức tiền lệ phí 350.000 USD/tàu khi đi qua kênh đào Suez và còn nhiều chi phí khác nữa. Rose George, tác giả của cuốn sách "Deep Sea and Foreign Going" (Biển Sâu và những chuyến đi) cho biết, mỗi một tàu qua kênh đào Suez bị đánh thuế thuốc lá đến 560 USD.

Để đối phó với tình trạng giá dầu giảm quá thấp, các thương nhân đang sử dụng "chiêu bài" giữ lại sản phẩm dầu thô và dầu mỏ tinh chế tại biển hoặc trong kho để chờ giá tăng trở lại để bán. Hiện nay, thế giới đối mặt với tình trạng nguồn cung dư thừa của dầu thô trong khi nhu cầu sử dụng dầu tinh chế khá cao. Vì vậy các thương nhân tìm mọi cách để đẩy giá dầu lên trở lại. Một trong những chiến lược kinh doanh đó là lượng dư thừa dầu quá nhiều nên không bán được vì vậy cần phải có thêm thời gian. Bockmann cũng cho biết thêm, tàu thường xuyên neo đậu ngoài khơi và thường được gọi là "nhà kho nổi". Có con tàu đạt kỷ lục neo đậu ở ngoài khơi trong suốt 5 năm.

Đối với chủ tàu, họ thường lựa chọn là neo đậu ở biển hoặc thực hiện những chuyến đi dài hơn, thậm chí mua sắm hàng hóa tồn đọng quanh các cảng khác nhau ở Châu Á, Châu Phi và Châu Âu trong suốt chuyến đi với nỗ lực tìm đúng người mua tại đúng thời điểm. Đó chính là lý do mà một số tàu đã quyết định di chuyển thêm hàng ngàn hải lý vòng quanh Mũi Hảo Vọng với hy vọng kiếm được lợi nhuận càng nhiều càng tốt.

Nguồn: