Gần đây cùng với việc giảm thuế suất cho nhập khẩu ô tô, xe máy nhập khẩu từ khu vực ASEAN hiện thuế suất chỉ còn 5%. Đó là một tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh giá xe máy ở Việt Nam đang ở mức cao.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất ôtô, xe máy đã chuyển sang nhập khẩu mạnh từ khu vực này... Giữa năm ngoái, đại diện Hãng môtô Ducati (Ý) tại Việt Nam giới thiệu dòng môtô mới nhập về Việt Nam từ Thái Lan, mức giá khoảng 350 triệu đồng/xe. Mức giá này được cho là “mềm” do thuế nhập khẩu xe máy từ Thái Lan vào Việt Nam hiện chỉ còn 5%, trong khi nếu nhập từ Ý mức thuế lên đến 55%.
Khi mức thuế nhập khẩu đối với môtô giảm mạnh từ khu vực ASEAN, Hãng Ducati đã đẩy mạnh lượng nhập khẩu xe từ Thái Lan
Năm 2012, khi mức thuế nhập khẩu đối với môtô giảm mạnh từ khu vực ASEAN, Hãng Ducati đã đẩy mạnh lượng nhập khẩu xe từ Thái Lan, kết quả doanh số bán hàng của cả năm đã tăng gấp 10 lần.
Ông Bradley Lalonde, tổng giám đốc Ducati Việt Nam khẳng định, với mức thuế này, các dòng xe sản xuất tại Thái Lan đưa về Việt Nam đã kinh doanh dễ thở hơn rất nhiều. Theo cam kết tại Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Việt Nam sẽ phải công bố lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan trong giai đoạn 2015 - 2018.
Thực tế lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan trong ASEAN đối với mặt hàng ôtô, xe máy giai đoạn 2008-2018 đã được dự kiến từ khá lâu. Ngày 31/3/2008, Bộ Tài chính đã có công văn (số 3634/BTC-HTQT) lấy ý kiến các bộ ngành liên quan và Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) về lộ trình giảm thuế nhập khẩu ôtô xe máy.
Các Bộ, ngành đã tính đến lộ trình giảm thuế nhập khẩu xe máy
Tại công văn nêu trên, Bộ đã đưa ra 2 phương án: Phương án 1, thuế suất CEPT sẽ được duy trì ở mức thuế suất MFN hiện hành (năm 2008) cho đến hết năm 2013 (đối với ôtô) và năm 2012 (đối với xe máy) - đây là thời hạn cam kết cuối cùng trong WTO đối với các mặt hàng này. Sau đó sẽ giảm dần xuống 0% vào 2018.
Phương án 2: Thuế suất CEPT sẽ giảm đều từ mức thuế suất MFN hiện hành (2008) xuống 0% vào 2018. Quan điểm của Bộ Tài chính là chọn Phương án 1 (đối với cả ôtô và xe máy) nhằm đảm bảo duy trì sự bảo hộ cao nhất cho đến 2010 (phù hợp với cam kết WTO) để thực hiện cam kết, nhưng ít ảnh hưởng nhất đến thị trường và sản xuất trong nước. Các bộ, ngành cũng đã nhất trí lựa chọn phương án 1.
Giá xe máy nhập khẩu sẽ giảm mạnh vào năm 2018, khi thuế suất nhập khẩu từ khu vực ASEAN bằng 0%
Trên cơ sở tham gia ý kiến của các bộ ngành, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Biểu thuế CEPT/AFTA giai đoạn 2008-2013, trong đó thuế suất CEPT đối với mặt hàng ôtô xe máy được thực hiện theo phương án 1, cụ thể là mức thuế suất CEPT được giữ ở mức 83% (bằng thuế MFN) đến hết năm 2010, giảm xuống 70% vào 2011 và 60% vào 2013.
Đến năm 2018, nếu không có thay đổi gì về chính sách và thực hiện đúng cam kết, xe máy nhập khẩu từ khu vực ASEAN sẽ có mức thuế suất bằng 0%.
TIN KHÁC
Sắp ra mắt nhiều mẫu xe ô tô mới đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 5 tại thị trường Việt Nam(15/03/2022)
Bí quyết bảo dưỡng động cơ ô tô xe chạy bằng dầu Diesel(12/08/2021)
Xử lý thế nào khi ôtô, xe máy đổ nhầm xăng giả, xăng bẩn?(11/06/2019)
Xử lý thế nào khi xe máy có hiện tượng 'ăn xăng'?(26/05/2017)
Lái xe khi gần hết nhiên liệu: Những lưu ý cần biết(04/05/2017)