Kết thúc tuần giao dịch 12 - 18/2, giá dầu ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông ngày càng được đẩy lên cao. Ngoài ra, lo ngại nguồn cung toàn cầu thắt chặt cũng góp phần thúc đẩy lực mua trên thị trường.
Từ ngày 29/1 đến ngày 17/2, Xí nghiệp Kho vận xăng dầu K132 (Công ty Xăng dầu B12) đã vận hành thử Bến xuất xăng dầu Hải Dương chuyên xuất hàng cho ô tô vận chuyển bằng đường bộ.
Giá dầu diễn biến tương đối giằng co trong ngày giao dịch 15/2. Áp lực bán duy trì mạnh mẽ vào đầu phiên do triển vọng nhu cầu kém tích cực. Tuy nhiên, sự suy yếu của đồng USD sau dữ liệu kinh tế yếu của Mỹ đã thúc đẩy lực mua quay trở lại thị trường, kéo giá dầu bật tăng hơn 1% về cuối phiên.
Tổng Giám đốc CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) Bùi Ngọc Dương vừa có buổi trực tiếp kiểm tra tình hình sản xuất, động viên, chúc Tết người lao động BSR đang ứng trực, làm việc trong dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 08/02/2024-14/02/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: tâm lý lo ngại căng thẳng tại khu vực Trung Đông có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu, xung đột tại khu vực Biển Đỏ ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) duy trì dự đoán nhu cầu dầu tăng trong năm nay, sự sụt giảm công suất hoạt động của các nhà máy lọc hóa dầu tại Mỹ… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến có tăng, có giảm nhưng xu thế chung là tăng.
Kết thúc ngày giao dịch 14/2, giá dầu chấm dứt chuỗi tăng bảy phiên liên tiếp khi tồn kho dầu Mỹ tăng mạnh làm gia tăng mối lo ngại về nhu cầu tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Ngoài ra, mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng có nguy cơ xảy ra đối với Mỹ, có thể làm giảm nhu cầu dầu ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng góp phần gây sức ép lên giá.