Kết thúc ngày giao dịch đầu tuần 18/12, giá dầu bật tăng gần 2% lên mức cao nhất trong hai tuần do lo ngại về sự gián đoạn thương mại hàng hải tại Biển Đỏ. Nhóm phiến quân Houthi đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào các tàu ở phía nam, khiến các hãng tàu lớn phải tạm thời tránh xa khu vực.
Dầu thô đã chính thức cắt đứt chuỗi giảm giá bảy tuần liên tiếp, được hỗ trợ bởi đà lao dốc của đồng USD khiến dầu trở nên rẻ hơn, thúc đẩy lực mua. Bên cạnh đó, tình hình tiêu thụ có phần khởi sắc cũng củng cố đà tăng. Kết thúc tuần giao dịch 11/12 – 18/12, giá dầu WTI tăng 0,28% lên mức 71,43 USD/thùng. Dầu Brent tăng 0,94% lên 76,55 USD/thùng.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo nhu cầu dầu mỏ của toàn cầu trong năm tới tăng 1 triệu thùng/ngày, trong khi OPEC dự báo mức tăng 2,25 triệu thùng/ngày.
Kết thúc ngày giao dịch 14/12, giá dầu bật tăng mạnh mẽ sau khi Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô năm 2024. Ngoài ra, đồng USD lao dốc trước kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm cắt giảm lãi suất vào năm sau, cũng thúc đẩy lực mua dầu do chi phí nắm giữ bớt đắt đỏ hơn.
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 07/12/2023-13/12/2023) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Tồn kho dầu của Mỹ giảm, lo ngại về tình hình an ninh ở Trung Đông có thể ảnh hưởng đến nguồn cung dầu từ khu vực này, việc các quốc gia đạt được thỏa thuận lịch sử để bắt đầu giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu tại hội nghị COP28…các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua có biến động tăng, giảm đan xen nhưng nhìn chung là giảm.
Kết thúc ngày giao dịch 13/12, giá dầu phục hồi hơn 1% từ mức thấp nhất trong 5 tháng do tồn kho dầu Mỹ giảm mạnh. Ngoài ra, lực mua cũng được thúc đẩy mạnh mẽ sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ lãi suất ổn định và phát đi tín hiệu rằng chu kỳ thắt chặt tiền tệ đã kết thúc.