Tuyên bố của Chính phủ Anh cho biết các biện pháp bảo vệ theo hiệp ước đối với các khoản đầu tư năng lượng mới sẽ chấm dứt sau một năm kể từ khi việc từ bỏ hiệp ước có hiệu lực.

Theo phóng viên TTXVN tại London, Chính phủ Anh mới đây tuyên bố sẽ từ bỏ Hiệp ước điều lệ năng lượng (ECT) gây tranh cãi sau khi nỗ lực điều chỉnh hiệp ước này theo kế hoạch phát thải ròng carbon bằng 0 không thành công.
Hiệp ước cho phép các nhà đầu tư nhiên liệu hóa thạch kiện các quốc gia vì kỳ vọng lợi nhuận bị mất trong khuôn khổ hệ thống trọng tài doanh nghiệp được thiết lập để bảo vệ các nhà đầu tư nhiên liệu hóa thạch ở các nền kinh tế thuộc Liên Xô cũ vào những năm 1990.
Quốc vụ khanh an ninh năng lượng và net zero Graham Stuart cho biết Hiệp ước điều lệ năng lượng đã lỗi thời và cần cải cách khẩn cấp, nhưng các cuộc đàm phán đã đình trệ và việc gia hạn ngày càng khó xảy ra.
Việc tiếp tục tham gia hiệp ước sẽ không hỗ trợ quá trình chuyển đổi của nước Anh sang năng lượng sạch hơn, rẻ hơn.
Tuyên bố của Chính phủ Anh cho biết các biện pháp bảo vệ theo hiệp ước đối với các khoản đầu tư năng lượng mới sẽ chấm dứt sau một năm kể từ khi việc từ bỏ hiệp ước có hiệu lực.
Hơn 54 quốc gia vẫn được liệt kê là các bên ký kết ECT trên trang web của tổ chức hiệp ước, nhưng trên thực tế, nhiều quốc gia đã rút lui hoặc có kế hoạch rút lui sau thất bại của các cuộc đàm phán gia hạn. Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan cùng một số quốc gia châu Âu khác đã từ bỏ hiệp ước này./.
TIN KHÁC
OPEC khẳng định dầu mỏ vẫn là trụ cột năng lượng toàn cầu đến 2050(11/07/2025)
Giá dầu giảm hơn 2% do áp lực từ chính sách thuế quan của Mỹ(11/07/2025)
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên 9/7 khi giới đầu tư cân nhắc dữ liệu nhu cầu xăng tại Mỹ ở mức cao, cùng với các vụ tấn công tàu thuyền tại Biển Đỏ.(10/07/2025)
Mỹ điều chỉnh giảm dự báo sản lượng dầu năm 2025(09/07/2025)
Ukraine đề xuất trao mỏ khí đốt, cơ sở lọc dầu lớn nhất quốc gia cho Mỹ(09/07/2025)