Vào năm 1989, vụ tràn dầu Exxon Valdez khủng khiếp đã xảy ra tại bang Alaska, Mỹ gây rúng động dư luận. Vụ tràn dầu khiến biển Alaska bị ô nhiễm 18.000 km2 và dầu loang làm ô nhiễm 2.340 km bờ biển. Thiệt hại ước tính của thảm kịch tồi tệ này lên tới 15 tỉ USD.
Exxon Valdez là một tàu chở dầu có trọng tải 214.862 tấn của Công ty Exxon, Mỹ. Vào ngày 24/3/1989, trên chuyến hành trình chở 148 triệu thùng dầu thô đến Long Beach, bang California, tàu Exxon Valdez va chạm đá ngầm ở khu vực Prince William Sound, bang Alaska. Sự cố này đã gây ra vụ tràn dầu kinh hoàng.
Vụ tràn dầu này được xem là một trong những thảm kịch tồi tệ nhất lịch sử bởi nó không chỉ gây ô nhiễm môi trường biển mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân ở khu vực lân cận.
Theo giới chức trách, vụ tràn dầu Exxon Valdez đã khiến biển Alaska bị ô nhiễm 18.000 km2.
Hàng tiệu thùng dầu bị tràn biển làm ô nhiễm 2.340 km bờ biển. Sự cố nghiêm trọng này khiến ngư trường khu vực Prince William Sound bị đóng cửa trong suốt nhiều năm. Theo ước tính, thiệt hại do vụ tràn dầu lên đến 15 tỉ USD.
Công ty Exxon chịu trách nhiệm cho vụ tràn dầu nghiêm trọng trên nên đứng ra thực hiện việc khắc phục, xử lý sự cố.
Do vậy, vào năm 1994, tòa án Anchorage tuyên phạt Exxon bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi vụ tràn dầu 5 tỉ USD.
Khi ấy, Exxon kháng cáo vì cho rằng số tiền bồi thường trên quá nặng. Nếu trả đủ số tiền ấy thì công ty có thể lâm vào cảnh phá sản.
Vào năm 2008, tòa án tối cao Mỹ đảo ngược phán quyết của tòa án Anchorage.
Theo đó, thay vì phải trả số tiền đền bù thiệt hại cho các nạn nhân là 5 tỉ USD, Exxon chỉ phải đền bù 507,5 triệu USD.
Trong suốt nhiều năm, sự cố tràn dầu nghiêm trọng vẫn chưa thể khắc phục hoàn toàn. Kéo theo đó là hàng trăm ngàn loài cá, chim biển và sinh vật khác ở vùng biển Alaska chết do nước biển ô nhiễm.
TIN KHÁC
Giá dầu thế giới tăng vọt(25/11/2024)
BP chuyển đổi nhà máy lọc dầu thành trung tâm năng lượng bền vững(22/11/2024)
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh(22/11/2024)
Ba lỗ hổng lớn trong chính sách dầu mỏ của G7 giúp Nga lách lệnh trừng phạt(21/11/2024)
Dự trữ dầu tại Mỹ tăng mạnh kéo giá "vàng đen" đi xuống(21/11/2024)