Giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong một tuần qua trong phiên 9/5 trước số liệu từ Trung Quốc và Mỹ cho thấy nhu cầu tại hai quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới này có thể tăng lên.
Khép lại phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 30 xu Mỹ, hay 0,4%, lên 83,88 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 27 xu Mỹ, tương đương 0,3%, và đóng cửa ở mức 79,26 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất cho cả hai loại dầu này kể từ ngày 30/4.
Tại Trung Quốc, nhập khẩu dầu thô đã tăng trong tháng Tư so với cùng kỳ năm ngoái và xuất nhập khẩu cũng lấy lại đà tăng trưởng trong tháng trước. Điều này cho thấy nhu cầu trong nước và nước ngoài gia tăng khi chính phủ nước này nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang suy yếu.
Còn tại Mỹ, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng lên mức cao nhất trong hơn tám tháng qua vào tuần trước, một bằng chứng nữa cho thấy thị trường lao động đang hạ nhiệt.
Các nhà phân tích dự đoán rằng đà giảm của thị trường lao động sẽ thúc đẩy khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay. Lãi suất thấp hơn sẽ giảm chi phí đi vay và có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu.
Tuy nhiên, hạn chế đà tăng giá của dầu trong phiên này là dữ liệu năng lượng của Mỹ cho thấy nhu cầu xăng và diesel trong tuần qua ở mức yếu nhất kể từ đại dịch COVID-19 năm 2020.
TIN KHÁC
BP chuyển đổi nhà máy lọc dầu thành trung tâm năng lượng bền vững(22/11/2024)
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh(22/11/2024)
Ba lỗ hổng lớn trong chính sách dầu mỏ của G7 giúp Nga lách lệnh trừng phạt(21/11/2024)
Dự trữ dầu tại Mỹ tăng mạnh kéo giá "vàng đen" đi xuống(21/11/2024)
Mỹ siết tiêu chuẩn mức tiêu thụ nhiên liệu ô tô giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ lít xăng dầu(20/11/2024)