Sau vụ động đất mạnh chưa từng có ở Tonga, Peru đã hứng chịu sự cố tràn dầu trên quy mô lớn.
Ngày 22/1, Chính phủ Peru ban bố sắc lệnh tình trạng khẩn cấp về môi trường, kéo dài trong 90 ngày.
Hiện tại, đã có rất nhiều hải cẩu, cá, chim chết trôi dạt vào bờ biển đang phủ đầy dầu, hoạt động đánh bắt cá trong khu vực phải tạm ngừng.
Là quốc gia nằm trên Thái Bình Dương, nguồn sinh vật biển, hải sản rất quan trọng với người dân.
Một con chim chết, lông đẫm dầu trôi dạt vào bờ biển Peru. Ảnh - AP
Thảm họa xảy ra khi một tàu chở dầu của công ty năng lượng Tây Ban Nha Repsol đang dỡ hàng tại nhà máy lọc dầu La Pampilla gần thủ đô Lima thì gặp sóng lớn bất thường, phát sinh từ thảm họa núi lửa phun trào ở Tonga.
Trong thông báo, Chính phủ Peru cho biết, sự cố khiến 6.000 thùng dầu tràn ra đại dương nhưng công ty Repso chưa khẳng định con số này.
Cơ quan môi trường của Peru OEFA cho biết, có khoảng 170 ha đất và 120 ha đại dương bị ảnh hưởng vì dầu tràn.
Nhân viên đang dọn dẹp ở một bờ biển của Peru
Tổng thống Peru Pedro Castillo đánh giá, đây là thảm họa sinh học và sẽ ảnh hưởng tới quốc gia này trong vài năm nữa. Chính phủ Peru đang yêu cầu Tập đoàn Repsol phải bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên phía Repsol cho biết sự cố tràn dầu xảy ra do các đợt sóng lớn trên Thái Bình Dương trong khi chính phủ không đưa ra cảnh báo nên tập đoàn này không phải chịu trách nhiệm. Đồng thời, Repsol khẳng định đã nỗ lực hết sức để khắc phục sự cố tràn dầu.
Công ty năng lượng của Tây Ban Nha Repsol cho biết, hoạt động dọn dẹp, xử lý dầu trên bờ biển gần thủ đô Lima (Peru) dự kiến kéo dài tới cuối tháng 2.
TIN KHÁC
Xuất khẩu nhiên liệu của Nga đạt mức cao nhất trong tám tháng(29/11/2024)
Căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đẩy giá dầu tăng(29/11/2024)
Giá dầu thế giới biến động nhẹ trong phiên 27/11(28/11/2024)
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu(27/11/2024)
Giá dầu thế giới nối dài đà giảm(27/11/2024)