Sửa quy định xăng dầu, Bộ Công Thương 'hỏa tốc' lấy ý kiến hơn 350 doanh nghiệp
02:20 SA @ Thứ Năm - 17 Tháng Mười Một, 2022

Bộ Công Thương vừa có Công văn số 7254/BCT-TTTN gửi thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu về việc rà soát, sửa đổi các quy định kinh doanh xăng dầu.

 Ngoài việc xin ý kiến các bộ ngành, các tỉnh, Bộ Công Thương lấy ý kiến của các doanh nghiệp đầu mối, phân phối về việc sửa đổi quy định kinh doanh xăng dầu.

Ngoài việc xin ý kiến các bộ ngành, các tỉnh, Bộ Công Thương lấy ý kiến của các doanh nghiệp đầu mối, phân phối về việc sửa đổi quy định kinh doanh xăng dầu.

Ngoài việc xin ý kiến các bộ ngành, các tỉnh, Bộ Công Thương lấy ý kiến của các doanh nghiệp đầu mối, phân phối về việc sửa đổi quy định kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, cơ quan này đề nghị các doanh nghiệp nghiên cứu, đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với Nghị định 83 và Nghị định 95 (nêu rõ lý do, phương án đề xuất sửa đổi) bảo đảm khoa học, hợp lý, hiệu quả, khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Văn bản tham gia ý kiến của doanh nghiệp gửi về Bộ Công Thương trước ngày 20/11 để kịp thời tổng hợp, báo cáo Chính phủ trong tháng 11 theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Trước đó, trong văn bản gửi các bộ ngành và UBND các tỉnh, Bộ Công Thương cho biết một số vấn đề cần đề xuất, sửa đổi đối với các Nghị định liên quan đến kinh doanh xăng dầu như: vấn đề về chu kỳ điều hành giá xăng dầu; quy định mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu; đại lý bán lẻ xăng dầu được lấy hàng từ nhiều nguồn.

Bên cạnh đó, Bộ cũng lấy ý kiến về quyền và nghĩa vụ của các thương nhân phân phối xăng dầu; quyền và nghĩa vụ của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; việc thống nhất đầu mối quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu; việc quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu; việc sửa đổi, bổ sung các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh xăng dầu...

Trong hệ thống kinh doanh xăng dầu hiện có 4 tầng: 33 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, khoảng 332 thương nhân phân phối (đơn vị nhận hàng từ doanh nghiệp đầu mối), đại lý/tổng đại lý và cửa hàng bán lẻ.

Tổng đại lý/đại lý và cửa hàng bán lẻ có khoảng 17.000 cửa hàng, đây là hệ thống do chính quyền các tỉnh, thành phố cấp, quản lý trực tiếp.

Trước đó, trong công điện của Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phải chịu trách nhiệm toàn diện về vấn đề xăng dầu, chỉ đạo ngay các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước, bảo đảm tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung trong mọi tình huống.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo đảm tổng nguồn xăng dầu tối thiểu của các thương nhân theo đúng quy định. Triển khai quyết liệt các giải pháp theo thẩm quyền để khắc phục tình trạng thiếu hụt xăng dầu cục bộ ngay từ ngày 12/11.

Đồng thời, Bộ Công Thương khẩn trương rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung nghị định số 95 về kinh doanh xăng dầu theo trình tự, thủ tục rút gọn. Việc sửa đổi phải bảo đảm khoa học, hợp lý, hiệu quả, khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và công tác quản lý nhà nước, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; báo cáo Chính phủ trong tháng 11/2022.

Bộ trưởng Bộ Tài chính phối hợp các bộ ngành liên quan, định kỳ trước ngày 20 hằng tháng rà soát, tổng hợp, thống kê các chi phí liên quan đến kinh doanh xăng dầu và chủ động xem xét việc điều chỉnh theo quy định, bảo đảm sát với thực tiễn.

Bộ Tài chính phải thực hiện ngay nhiệm vụ này để phục vụ kỳ điều hành giá ngày 21/11. Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm báo cáo kịp thời, trung thực, chính xác các thông tin theo yêu cầu của Bộ Tài chính.

Nguồn: