Giá dầu tiếp tục tăng trong phiên giao dịch hôm qua, khi một lần nữa các nhà sản xuất năng lượng lớn cảnh báo về công suất đang ngày càng bó hẹp. Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI tăng 2% lên 111,76 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 2,54% lên 113,8 USD/thùng.
Giai đoạn trước kia, khi các nước tiêu thụ dầu thô lớn chỉ trích Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC+ rằng họ không tăng sản lượng nhanh chóng để giải nhiệt thị trường. Tuy vậy, trong cuộc gặp họp thượng đỉnh của nhóm G7 ngày hôm qua, Tổng thống Pháp Macron lại cho biết Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ẩ-rập Thống nhất UAE đã hoạt động ở mức “tối đa” và “không có nhiều công suất”. Điều này khiến cho G7 nói chung khó có thể mong đợi OPEC+ sẽ tăng sản lượng hạn ngạch nhiều hơn nữa trong cuộc họp ngày mai 30/06. Trong cuộc họp lần trước, nhóm đã quyết định nâng hạn ngạch thêm gần 650.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8, và với thông tin này, khó có thể chờ đợi sự thay đổi chính sách.
Bên cạnh đó, việc G7 xem xét áp đặt trần giá lên dầu nhập khẩu từ Nga cũng là thông tin hỗ trợ giá dầu. Việc áp dụng các biện pháp mới để giảm doanh thu từ dầu khí của Nga có thể khiến các nước đối mặt với các biện pháp “trả đũa”, tương tự việc Nga giảm bớt lượng khí tự nhiên cho châu Âu đã khiến giá năng lượng tại khu vực này tăng lên đáng kể.
Thêm vào đó, sản lượng sụt giảm tại Libya và Ecuador cũng là một trong các yếu tố hỗ trợ giá dầu. Tình trạng bất ổn chính trị tại các quốc gia này khiến cho nhiều cuộc biểu tình nổ ra, khiến họ khó có thể đảm bảo hoạt động sản xuất dầu. Thực chất, đây không phải là diễn biến quá mới lạ trên thị trường, tuy nhiên trong tình trạng nhu cầu vượt nguồn cung hiện tại, mọi sự sụt giảm đột ngột sản lượng đều có tác động lớn tới giá.
Đặc biệt hiện tại Trung Quốc đã tiến hành cắt giảm thời gian cách ly đối với với khách du lịch nói chung lẫn người đang cách ly tập trung. Đây là một trong các phản ứng mới của Trung Quốc để nới lỏng các biện pháp chống dịch Covid-19, và có thể giúp cho du lịch, giao thông, lẫn giao thương của nước này phục hồi, và sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu.
Trong khi đó, thống kê của Viện Dầu khí Mỹ API sáng nay cho thấy tồn kho dầu thô trong tuần kết thúc ngày 24/06 giảm 3,8 triệu thùng/ngày, là yếu tố tích cực hỗ trợ cho giá dầu. Các nhà đầu tư sẽ chờ đợi 2 báo cáo tuần của EIA phát hành tối nay để có cái nhìn toàn cảnh hơn về thị trường, đặc biệt bên cạnh tồn kho là số liệu về nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Mỹ.
Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị
Giá dầu WTI đang tiến sát cạnh giữa dải Bollinger Bands, ở khu vực 113,4 USD/thùng. RSI vượt lên vùng 50 điểm trong khi MACD cũng có dấu hiệu huowgns lên trên. Khối lượng giao dịch tăng lên cũng gợi ý đà tăng có thể sẽ còn kéo dài. Có thể canh mua giá WTI tại vùng 112 USD/thùng và chốt lời 1-1,5 USD/thùng.
TIN KHÁC
Thị trường năng lượng và kim loại phản ứng với quyết định của FED(23/09/2024)
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt giảm sâu(09/09/2024)
Giá dầu giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại nguồn cung(10/07/2024)
Giá dầu nối đà hồi phục(28/06/2024)
Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung(18/06/2024)