Ngày 09/7/2013, Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam lần thứ I đã diễn ra tại Công ty Xăng dầu Khu vực II.
Dự hội nghị có 07/11 Ủy viên Ban Thường vụ, gồm các ông:
1. Ông Phan Thế Ruệ - Chủ tịch Hiệp hội
2. Ông Trịnh Quang Khanh – Phó Chủ tịch Thường trực
3. Ông Nguyễn Hy Tô Vân – Tổng thư ký
4. Ông Nguyễn Thế Dũng – TGĐ Công ty TNHH MTV Thương mại Dầu khí Đồng Tháp
5. Ông Bùi Ngọc Bảo – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
6. Ông Lê Minh Quốc – Phó TGĐ Công ty Cổ phần Hóa dầu Quân đội
7. Ông Đoàn Minh Quang – TGĐ Tổng Công ty Thương mại XNK Thanh Lễ
8. Ông Lê Xuân Trình dự họp thay ông Nguyễn Anh Toàn – Phó TGĐ Tổng Công ty Dầu Việt Nam
9. Ông Trần Minh Hà dự họp thay ông Đặng Vinh Sang – TGĐ Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro)
Các Ủy viên Ban Thường vụ không tham dự được gồm các ông Đào Ngọc Thạch - Chủ tịch HĐQT/TGĐ Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, ông Hoàng Mạnh Tuấn - TGĐ Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hàng Không Việt Nam.
Hội nghị đã nghe ông Phan Thế Ruệ - Chủ tịch Hiệp hội trình bày báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2013 của Ban chấp hành Hiệp hội. Với tinh thần dân chủ và trách nhiệm với Hiệp hội, Hội nghị đã thảo luận những chương trình, nội dung đã đặt ra, nhất trí với báo cáo của Thường trực Hiệp hội.
Hội nghị ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của Thường trực Hiệp hội và sự đóng góp tích cực của các hội viên để xây dựng Hiệp hội phát triển, hoạt động đúng quyền hạn, nhiệm vụ theo Điều lệ quy định.
Về phương hướng nhiệm vụ 06 tháng cuối năm:
1. Tiếp tục theo dõi, bổ sung, sửa đổi NĐ 84/2009/NĐ-CP
- Cần đánh giá những mặt được, chưa được trong quá trình triển khai thực hiện NĐ 84/2009/NĐ-CP.
- Ban Thường vụ giao cho Thường trực Hiệp hội tiếp tục bám sát tình hình của các cơ quan quản lý để thể hiện quan điểm của Hiệp hội đối với những nội dung cần bổ sung, sửa đổi NĐ 84/2009/NĐ-CP.
- Hội nghị thảo luận và đề xuất các phương án sau:
+ Nếu sửa đổi NĐ 84/2009/NĐ-CP quá nhiều thì nên thay thế bằng NĐ mới. Nghị định mới phải tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đó là: ổn định thuế nhập khẩu; minh bạch quỹ BOG; doanh nghiệp được quyền quyết định giá; tiếp tục thực hiện tạm nhập tái xuất; một Tổng đại lý (Đại lý) chỉ được quyền ký với một thương nhân đầu mối (Tổng đại lý ); đồng thời nên đặt vấn đề có Tổng đại lý (Đại lý) kinh doanh thương mại được quyền ký hợp đồng với nhiều thương nhân đầu mối vì không sử dụng logo của bất kỳ đầu mối nào, loại hình Tổng đại lý (đại lý) này chưa được đưa vào hệ thống tổng đại lý (đại lý) để quản lý và dự thảo sửa đổi NĐ 84/2009/NĐ-CP cũng không được nhắc đến.
+ Nếu không thì giữ nguyên NĐ 84/2009/NĐ-CP chỉ yêu cầu tổ chức thực hiện cho đúng các điều 25, 26, 27 của Nghị định.
3. Về cơ chế chính sách
- Các đầu mối phải có thông tin về chính sách mới cho Thường trực Hiệp hội.
- Căn cứ vào các thông tin, Thường trực Hiệp hội sẽ có văn bản báo cáo các cơ quan quản lý, đồng thời sử dụng trang web của Hiệp hội và kênh thông tin báo chí để tác động.
- Thường trực Hiệp hội làm việc với Bộ Công Thương về hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 53/2012/QĐ -TTg về bán xăng E5 và báo cáo Ban 127 TW về tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại tác động tiêu cực đến thị trường Xăng dầu hiện nay.
- Hiệp hội có văn bản gửi Bộ Tài Chính về Thông báo 135 quy định mức thù lao hoa hồng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
4. Về truy thu thuế Tạm nhập tái xuất
Tiếp tục làm việc với Cục kiểm tra văn bản quy phạm – Bộ Tư pháp để trả lời văn bản của Hiệp hội. Sau khi có văn bản, Hiệp hội sẽ xây dựng báo cáo các cấp tiếp theo.
5. Phát triển hội viên
- Hội nghị thống nhất việc phát triển hội viên là cần thiết, trước mắt phát triển 04 hội viên mới là 04 đầu mối được Bộ Công Thương giao hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu và 01 hội viên là Hiệp hội dầu khí Đồng Nai.
- Chuẩn bị tốt để cấp thẻ hội viên cho các hội viên đủ điều kiện theo điều lệ Hiệp hội.
6. Thể hiện vai trò của Hiệp hội đối với các hội viên
- Giải quyết tốt thông tin 2 chiều:
+ Quý/ lần các đầu mối cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh cho Thường trực Hiệp hội (số liệu, phân tích, đánh giá, nhận định).
+ Cung cấp giá cơ sở hàng ngày có so sánh với giá bán lẻ hiện tại cho Thường trực Hiệp hội.
+ Những vướng mắc với các cơ quan quản lý để có thêm tiếng nói từ Hiệp hội góp phần tháo gỡ khó khăn cho đầu mối XNK Xăng dầu.
+ Thường trực Hiệp hội tăng cường kiểm tra việc chấp hành Điều lệ của các hội viên.
- Vấn đề cạnh tranh nội bộ thông qua thù lao Tổng đại lý, đại lý.
+ Chấp nhận mức thù lao TĐL, đại lý của mỗi đầu mối khác nhau, nhưng vì sự phát triển chung nên mức chênh lệch thì lao chỉ ở mức ≤ 100đ/lít. Có như vậy mới tránh được những bức xúc không cần thiết giữa các đầu mối.
+ Không bán vào Tổng đại lý, đại lý của nhau vì như vậy là vi phạm NĐ/84/2009/NĐ-CP.
+ Hiệp hội có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại đảm bảo nguồn cung ngoại tệ để các đầu mối nhập khẩu Xăng dầu theo hạn ngạch đã được giao.
7. Các vấn đề tài chính có liên quan
Ban Thường vụ đề nghị toàn thể BCH Hiệp hội và các hội viên phát huy những kết quả đã đạt được của 06 tháng đầu năm, triển khai tích cực và có hiệu quả phương hướng nhiệm vụ 06 tháng cuối năm, đồng thời nghiên cứu kỹ điều lệ HHXDVN để có chương trình hoạt động cụ thể, góp phần xây dựng Hiệp hội ngày càng phát triển.
Normal0falsefalsefalseEN-USX-NONEX-NONE
TIN KHÁC
VINPA làm việc với Phòng Thương vụ Iran(30/08/2024)
Dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: Các doanh nghiệp góp ý gì?(08/05/2024)
Hỗ trợ doanh nghiệp xăng dầu áp dụng hóa đơn điện tử(20/03/2024)
VINPA TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024 VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH XĂNG DẦU(23/01/2024)
Xây dựng cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu tiệm cận với kinh tế thị trường(23/01/2024)