Số 104/2011/NĐ-CP

Số văn bản:

Số 104/2011/NĐ-CP 

Tên văn bản:

Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu 

Loại văn bản:

Nghị định 

Đơn vị ban hành:

Chính Phủ 

Người ký:

Nguyễn Tấn Dũng 

Ngày ban hành:

16/11/2011 

Ngày hiệu lực:

01/01/2012 

CHÍNH PHỦ
___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 


Số: 104/2011/NĐ-CP                                                                        Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2011


NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu

______________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chínhngày 02 tháng 4 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1.Phạm vi điều chỉnh

1. Nghịđịnh này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biệnpháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính vềkinh doanh xăng dầu.

2. Hành vivi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ýhoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu mà khôngphải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này bị xử phạt vi phạm hànhchính.

3. Các hànhvi vi phạm hành chính khác về kinh doanh xăng dầu không quy định tại Nghị địnhnày thì áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực có liên quan.

Điều 2. Đốitượng áp dụng

1. Cá nhân,tổ chức Việt Nam có hành vivi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Cá nhân,tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu trongphạm vi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợpcác Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 3. Cáchình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Hành vivi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu phải chịu một trong các hình thức xửphạt chính sau đây:

a) Cảnhcáo;

b) Phạttiền.

2. Tùy theotính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về kinh doanhxăng dầu còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:

a) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinhdoanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;

b) Tịch thutang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Tùy theotính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về kinh doanhxăng dầu còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả đượcquy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định này.

Điều 4. Ápdụng các quy định xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắcxử phạt vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; thời hiệuxử phạt vi phạm hành chính; thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hànhchính; áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phụchậu quả; trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hànhchính về kinh doanh xăng dầu được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lývi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2008 và Nghị định số128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thihành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnhsửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Chương II

HÀNH VI VIPHẠM HÀNH CHÍNH,

HÌNH THỨCVÀ MỨC PHẠT

Mục 1

VI PHẠM VỀGIẤY PHÉP KINH DOANH

XUẤT KHẨU,NHẬP KHẨU XĂNG DẦU, GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐỦ ĐIỀUKIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU

Điều 5. Vi phạm về sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu,nhập khẩu xăng dầu

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối vớimột trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu khi Giấy phép kinh doanhxuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đã hết thời hạn hiệu lực;

b) Tự tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhậpkhẩu xăng dầu;

c) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy phép kinh doanhxuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;

d) Làm giả hoặc sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhậpkhẩu xăng dầu giả.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhậpkhẩu xăng dầu đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 1Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhậpkhẩu xăng dầu trên 12 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 1Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

c) Tịch thu Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăngdầu giả đối với vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 6. Vi phạm về sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinhdoanh xăng dầu

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối vớimột trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinhdoanh xăng dầu;

b) Chothuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăngdầu;

c) Làm giảhoặc sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu giả.

2. Phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây:

a) Kinhdoanh xăng dầu khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đã hết hiệulực hoặc đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi;

b) Kinhdoanh xăng dầu khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.

3. Hìnhthức xử phạt bổ sung:

a) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đến 12 tháng đốivới vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này;

b) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu trên 12 thángđối với vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này trong trường hợp viphạm nhiều lần hoặc tái phạm;

c) Tịch thuGiấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu giả đối với vi phạm quy địnhtại điểm c khoản 1 Điều này.

Mục 2

VI PHẠM VỀĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU

Điều 7. Viphạm về điều kiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

1. Phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhậpkhẩu xăng dầu khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanhxăng dầu.

2. Phạttiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh xuấtkhẩu, nhập khẩu xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Có cầucảng nhưng không đúng quy định;

b) Có khotiếp nhận xăng dầu nhập khẩu nhưng không đúng quy định;

c) Cóphương tiện vận tải xăng dầu nhưng không đúng quy định;

d) Có hệthống phân phối xăng dầu nhưng không đúng quy định;

đ) Cóphương tiện tra nạp nhiên liệu bay nhưng không đúng quy định.

3. Phạttiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh xuấtkhẩu, nhập khẩu xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không cócầu cảng chuyên dụng;

b) Không cókho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu;

c) Không cóphương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng;

d) Không cóhệ thống phân phối xăng dầu;

đ) Không cóphương tiện tra nạp nhiên liệu bay.

4. Hìnhthức xử phạt bổ sung:

a) Tướcquyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đến 12 thángđối với vi phạm quy định tại khoản 2 và 3 Điều này;

b) Tướcquyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trên 12 thángđối với vi phạm quy định tại khoản 2 và 3 Điều này trong trường hợp vi phạmnhiều lần hoặc tái phạm.

5. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

Buộc thựchiện các quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đối vớivi phạm tại Điều này.

Điều 8. Viphạm về điều kiện sản xuất xăng dầu

1. Phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất xăng dầukhi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Phạttiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất xăngdầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cơ sởsản xuất xăng dầu không theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt;

b) Có phòngthử nghiệm, đo lường nhưng không đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầusản xuất theo quy định.

3. Phạttiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất xăngdầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cơ sởsản xuất xăng dầu không được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư;

b) Không cóphòng thử nghiệm, đo lường để kiểm tra chất lượng xăng dầu sản xuất theo quyđịnh.

4. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

Buộc thựchiện các quy định về điều kiện sản xuất xăng dầu đối với vi phạm tại Điều này.

Điều 9. Viphạm về điều kiện kinh doanh của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

1. Phạttiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổng đại lý kinh doanh xăngdầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinhdoanh xăng dầu khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinhdoanh xăng dầu;

b) Cán bộquản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu không được đào tạo nghiệp vụvề kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.

2. Phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổng đại lý kinh doanh xăngdầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Có kho,bể chứa xăng dầu nhưng không đúng quy định;

b) Có hệthống phân phối xăng dầu nhưng không đúng quy định;

c) Cóphương tiện vận tải xăng dầu nhưng không đúng quy định.

3. Phạttiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổng đại lý kinh doanh xăngdầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không cókho, bể chứa xăng dầu;

b) Không cóhệ thống phân phối xăng dầu;

c) Không cóphương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng.

4. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

Buộc thựchiện các quy định về điều kiện kinh doanh của tổng đại lý kinh doanh xăng dầuđối với vi phạm tại Điều này.

Điều 10. Viphạm về điều kiện kinh doanh của đại lý bán lẻ xăng dầu

1. Phạttiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với đại lý bán lẻ xăng dầu cómột trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinhdoanh xăng dầu khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinhdoanh xăng dầu;

b) Cán bộquản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu không được đào tạo nghiệp vụvề kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.

2. Phạttiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với đại lý bán lẻ xăng dầu khôngcó cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định.

3. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

Buộc thựchiện các quy định về điều kiện kinh doanh của đại lý bán lẻ xăng dầu đối với viphạm tại Điều này.

Điều 11. Viphạm về điều kiện kinh doanh của cửa hàng bán lẻ xăng dầu

1. Phạttiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp cán bộ quản lý,nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu không được đào tạo nghiệp vụ về kỹthuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.

2. Phạttiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây:

a) Địa điểmcủa cửa hàng bán lẻ xăng dầu không đúng với địa điểm ghi trong Giấy chứng nhậnđủ điều kiện kinh doanh xăng dầu;

b) Không cóđủ trang thiết bị tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định hoặc trang thiếtbị tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không đạt tiêu chuẩn theo quy định.

3. Phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây:

a) Địa điểmcủa cửa hàng bán lẻ xăng dầu không phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt;

b) Không cótrang thiết bị tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định.

4. Hìnhthức xử phạt bổ sung:

a) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đến 12 tháng đốivới vi phạm quy định tại khoản 2 và 3 Điều này;

b) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu trên 12 thángđối với vi phạm quy định tại khoản 2 và 3 Điều này trong trường hợp vi phạmnhiều lần hoặc tái phạm.

5. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

a) Buộctháo dỡ cửa hàng bán lẻ xăng dầu đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 vàđiểm a khoản 3 Điều này;

b) Buộcthực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với vi phạm quyđịnh tại Điều này.

Điều 12. Viphạm về điều kiện kinh doanh dịch vụ xăng dầu

1. Phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanhdịch vụ vận tải xăng dầu hoặc kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhậnxăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinhdoanh dịch vụ vận tải xăng dầu hoặc kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếpnhận xăng dầu khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanhxăng dầu;

b) Cán bộquản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh hoặc cán bộ quản lý, nhân viên trựctiếp sử dụng phương tiện vận tải không được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật antoàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.

2. Phạttiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây:

a) Doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu có cầu cảnghoặc có kho chứa nhưng không đúng quy định;

b) Doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu có phương tiện vận tải xăng dầunhưng không đúng quy định.

3. Phạttiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây:

a) Doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu không có cầucảng chuyên dụng hoặc không có kho chứa;

b) Doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu không có phương tiện vận tải xăngdầu chuyên dụng.

4. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

Buộc thựchiện các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ xăng dầu đối với vi phạm tạiĐiều này.

Mục 3

VI PHẠM QUYĐỊNH VỀ GIÁ BÁN XĂNG DẦU

Điều 13. Viphạm về niêm yết giá bán và giá bán lẻ xăng dầu

1. Phạttiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây:

a) Khôngniêm yết giá bán lẻ xăng dầu hoặc niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không đúng quyđịnh, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng;

b) Bán saigiá niêm yết do thương nhân đầu mối quy định.

2. Phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tự ý điều chỉnh giábán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm thương nhân đầu mối quy định.

3. Hìnhthức xử phạt bổ sung:

a) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đến 12 tháng đốivới vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu trên 12 thángđối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này trong trườnghợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thực hiện bìnhổn giá.

4. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

a) Buộcniêm yết giá đúng quy định đối với vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộplại ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đốivới vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 14. Viphạm về quy trình điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu của thương nhân đầu mối

1. Phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có mộttrong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khônggửi quyết định giá và phương án giá đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khiđiều chỉnh tăng, giảm giá bán lẻ xăng dầu;

b) Khôngthông báo hoặc không gửi quyết định về giá bán lẻ xăng dầu cho các đơn vị tronghệ thống phân phối xăng dầu trước thời điểm giá có hiệu lực thi hành khi điềuchỉnh tăng, giảm giá bán lẻ xăng dầu.

2. Phạttiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có hànhvi không chấp hành quy định về mức điều chỉnh giá, thời gian tối thiểu giữa hailần điều chỉnh giá liên tiếp khi điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu và thờigian tối đa giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp khi điều chỉnh giảm giá bánlẻ xăng dầu.

3. Hìnhthức xử phạt bổ sung:

a) Tướcquyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đến 12 thángđối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Tướcquyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trên 12 thángđối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiềulần hoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thực hiện bình ổn giá.

4. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

a) Buộcthực hiện các quy định về điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu đối với vi phạm tạikhoản 1 và 2 Điều này;

b) Buộc nộplại ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đốivới vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Mục 4

VI PHẠM QUYĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG, CHẤT LƯỢNG XĂNG DẦU

Điều 15. Viphạm về sử dụng phương tiện đo lường trong kinh doanh xăng dầu

1. Phạttiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây:

a) Sử dụngGiấy chứng nhận kiểm định hoặc dấu kiểm định, tem kiểm định phương tiện đo xăngdầu đã hết hiệu lực;

b) Sử dụngGiấy chứng nhận kiểm định bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo.

2. Phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây:

a) Tự ýtháo dỡ niêm phong, kẹp chì, dấu kiểm định, tem kiểm định trên phương tiện đomà không thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

b) Làm thayđổi tình trạng kỹ thuật và đặc tính đo lường của phương tiện đo như tác động,điều chỉnh, sửa chữa, thay thế, lắp thêm, rút bớt thiết bị của phương tiện đohoặc sử dụng các thiết bị khác để điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quágiới hạn cho phép;

c) Sử dụngphương tiện đo bị sai, bị hỏng hoặc không đúng quy định về đo lường xăng dầu;

d) Sử dụngphương tiện đo xăng dầu không có Giấy chứng nhận kiểm định, dấu kiểm định, temkiểm định theo quy định;

đ) Khôngthực hiện kiểm định phương tiện đo trong thời hạn quy định theo yêu cầu của cơquan có thẩm quyền;

e) Có hànhvi gian lận khác về đo lường khi bán xăng dầu.

3. Hìnhthức xử phạt bổ sung:

a) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đến 12 tháng đốivới vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu trên 12 thángđối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiềulần hoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thực hiện bình ổn giá;

c) Tịch thuGiấy chứng nhận kiểm định đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm bvà c khoản 2 Điều này;

d) Tịch thuphương tiện đo và các thiết bị khác đối với vi phạm quy định tại điểm b và ckhoản 2 Điều này.

4. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

a) Buộcđình chỉ sử dụng phương tiện đo vi phạm và thực hiện kiểm định phương tiện đotrước khi đưa vào sử dụng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a,d, đ và e khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộplại ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đốivới vi phạm quy định tại điểm b, c và e khoản 2 Điều này.

Điều 16. Viphạm về chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường

1. Phạttiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổng đại lý, đại lý, cửa hàngbán lẻ xăng dầu có hành vi đưa xăng dầu vào lưu thông có chất lượng không phùhợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn công bố áp dụng.

2. Phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây:

a) Doanhnghiệp sản xuất xăng dầu có hành vi đưa xăng dầu vào lưu thông khi đưa đượcchứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc không bảo đảm chất lượngtheo Tiêu chuẩn công bố áp dụng;

b) Doanhnghiệp nhập khẩu xăng dầu có hành vi đưa xăng dầu vào lưu thông có chất lượngkhông phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn công bố áp dụng;

c) Doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ xăng dầu có hành vi làm thay đổi chất lượng xăng dầuhoặc gian lận về chất lượng xăng dầu trong quá trình thực hiện dịch vụ.

3. Hìnhthức xử phạt bổ sung:

a) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc Giấy phépkinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đến 12 tháng đối với vi phạm quy địnhtại khoản 1, điểm a và b khoản 2 Điều này;

b) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc Giấy phépkinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trên 12 tháng đối với vi phạm quy địnhtại khoản 1, điểm a và b khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lầnhoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thực hiện bình ổn giá.

4. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

a) Buộcđình chỉ lưu thông đối với xăng dầu chưa được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹthuật quốc gia hoặc không đảm bảo chất lượng đối với vi phạm quy định tại Điềunày;

b) Buộc thuhồi toàn bộ lượng xăng dầu chưa được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốcgia hoặc không đảm bảo chất lượng đang lưu thông trên thị trường đối với viphạm quy định tại Điều này;

c) Buộcchuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế xăng dầu có chất lượng không phù hợp Quychuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với vi phạm quy địnhtại Điều này;

d) Buộc táixuất hoặc tiêu hủy xăng dầu có chất lượng không phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốcgia, Tiêu chuẩn công bố áp dụng trong trường hợp không thực hiện được biện phápquy định tại điểm c khoản 4 Điều này hoặc gây hại cho sức khỏe, an toàn, môitrường.

Mục 5

VI PHẠM QUYĐỊNH KHÁC VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU

Điều 17. Viphạm về đăng ký hệ thống phân phối

1. Phạttiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với đại lý bán lẻ xăng dầu cómột trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khôngđăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quyđịnh;

b) Gian lậntrong kê khai đăng ký hệ thống phân phối.

2. Phạttiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổng đại lý xăng dầu có mộttrong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khôngđăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quyđịnh;

b) Gian lậntrong kê khai đăng ký hệ thống phân phối.

3. Phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp sản xuất có hệthống phân phối, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu có mộttrong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khôngđăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quyđịnh;

b) Gian lậntrong kê khai đăng ký hệ thống phân phối.

4. Hìnhthức xử phạt bổ sung:

Tước quyềnsử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc Giấy phép kinhdoanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tạiĐiều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

5. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

Buộc thựchiện các quy định về đăng ký hệ thống phân phối đối với vi phạm tại Điều này.

Điều 18. Viphạm về đối tượng mua, bán xăng dầu

1. Phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổng đại lý, đại lý, cửahàng bán lẻ xăng dầu có hành vi mua, bán xăng dầu với các đối tượng ngoài hệthống phân phối, trừ trường hợp bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

2. Phạttiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có hànhvi bán xăng dầu cho các đối tượng ngoài hệ thống phân phối của thương nhân, trừtrường hợp bán trực tiếp cho các hộ công nghiệp và thương nhân đầu mối khác.

3. Hìnhthức xử phạt bổ sung:

a) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc Giấy phépkinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đến 12 tháng đối với vi phạm quy địnhtại Điều này;

b) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc Giấy phépkinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trên 12 tháng đối với vi phạm quy địnhtại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc vi phạmtrong thời gian thực hiện bình ổn giá.

4. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

Buộc thựchiện các quy định về đối tượng mua, bán xăng dầu đối với vi phạm tại Điều này.

Điều 19. Viphạm về giao, nhận tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu

1. Phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với đại lý bán lẻ xăng dầu cóhành vi làm đại lý bán lẻ xăng dầu vượt quá số lượng tổng đại lý hoặc thươngnhân đầu mối theo quy định.

2. Phạttiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổng đại lý kinh doanh xăngdầu có hành vi làm tổng đại lý vượt quá số lượng thương nhân đầu mối theo quyđịnh.

3. Phạttiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây:

a) Thươngnhân đầu mối có hành vi giao tổng đại lý, đại lý xăng dầu mà không có hợp đồngđại lý kinh doanh xăng dầu theo quy định;

b) Doanhnghiệp nhận làm tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu mà không có hợp đồngđại lý kinh doanh xăng dầu theo quy định.

4. Phạttiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có hànhvi ký hợp đồng tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu với doanh nghiệp khôngđủ điều kiện làm tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu theo quy định.

5. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

Buộc thựchiện các quy định về tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu đối với vi phạm tạiĐiều này.

Điều 20. Viphạm về chuyển tải, sang mạn xăng dầu

1. Phạttiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổng đại lý, đại lý bán lẻxăng dầu chuyển tải, sang mạn xăng dầu không đúng vị trí quy định.

2. Phạttiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối chuyểntải, sang mạn xăng dầu không đúng vị trí quy định.

3. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

Buộc thựchiện chuyển tải, sang mạn xăng dầu đúng vị trí quy định đối với vi phạm tạiĐiều này.

Điều 21. Viphạm về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, giacông xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu sản xuất xăng dầu

1. Phạttiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây:

a) Doanhnghiệp sản xuất xăng dầu xuất khẩu xăng dầu không phải do mình sản xuất, giacông xuất khẩu;

b) Gia côngxuất khẩu xăng dầu khi không phải là doanh nghiệp sản xuất xăng dầu.

2. Phạttiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh xuấtkhẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu sảnxuất xăng dầu khi không có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầutheo quy định hoặc đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi.

3. Phạttiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có mộttrong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nhậpkhẩu xăng dầu thấp hơn hạn mức tối thiểu về số lượng, chủng loại được cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền giao hàng năm;

b) Sản xuấtxăng dầu thấp hơn kế hoạch đã đăng ký được cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền xác nhận hàng năm;

c) Nhậpkhẩu nguyên liệu sản xuất xăng dầu không theo đúng kế hoạch đã đăng ký với cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Hìnhthức xử phạt bổ sung:

a) Tướcquyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đến 12 thángđối với vi phạm quy định tại điểm a và c khoản 3 Điều này;

b) Tướcquyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trên 12 thángđối với vi phạm quy định tại điểm a và c khoản 3 Điều này trong trường hợp viphạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thực hiện bình ổngiá.

5. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

Buộc thựchiện đúng kế hoạch sản xuất, hạn mức nhập khẩu xăng dầu, kế hoạch nhập khẩunguyên liệu sản xuất xăng dầu theo quy định đối với vi phạm tại khoản 3 Điềunày.

Điều 22. Viphạm về dự trữ xăng dầu, nguyên liệu sản xuất xăng dầu

1. Phạttiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với doanh nghiệp sản xuất xăngdầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Duy trìmức dự trữ nguyên liệu sản xuất xăng dầu thấp hơn mức tối thiểu theo kế hoạchđã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

b) Duy trìmức dự trữ lưu thông xăng dầu thấp hơn mức tối thiểu theo quy định trong trườnghợp có hệ thống phân phối trên thị trường.

2. Phạttiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanhxuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu duy trì mức dự trữ lưu thông xăng dầu thấp hơnmức tối thiểu theo quy định.

3. Hìnhthức xử phạt bổ sung:

a) Tướcquyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đến 12 thángđối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Tướcquyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trên 12 thángđối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này trong trườnghợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thực hiện bìnhổn giá.

4. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

Buộc thựchiện các quy định về dự trữ lưu thông xăng dầu hoặc dự trữ nguyên liệu sản xuấtxăng dầu đối với vi phạm tại Điều này.

Điều 23. Viphạm quy định về biển hiệu

1. Phạttiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ghi tên hoặcghi không đúng tên thương nhân đầu mối giao xăng dầu trên biển hiệu của cửahàng bán lẻ xăng dầu.

2. Phạttiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có hànhvi không quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân đầu mối trên biển hiệucủa cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.

3. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

Buộc thựchiện các quy định về ghi tên thương nhân đầu mối trên biển hiệu cửa hàng bán lẻxăng dầu đối với vi phạm tại Điều này.

Điều 24. Viphạm quy định về bán xăng dầu

1. Phạttiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu cómột trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khôngniêm yết thời gian bán hàng tại nơi bán hàng;

b) Niêm yếtthời gian bán hàng không rõ ràng, dễ thấy.

2. Phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu cómột trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cắt giảmthời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc thời gian bán hàng trước đómà không có lý do chính đáng;

b) Khôngbán hàng hoặc ngừng bán hàng mà không có lý do chính đáng;

c) Giảmlượng hàng bán ra so với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng.

3. Phạttiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổng đại lý, thương nhânđầu mối có hành vi cắt giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó màkhông có lý do chính đáng.

4. Hìnhthức xử phạt bổ sung:

a) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc Giấy phépkinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đến 12 tháng đối với vi phạm quy địnhtại khoản 2 và 3 Điều này;

b) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc Giấy phépkinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trên 12 tháng đối với vi phạm quy địnhtại khoản 2 và 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặcvi phạm trong thời gian thực hiện bình ổn giá.

5. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

Buộc thựchiện các quy định về bán xăng dầu đối với vi phạm tại Điều này.

Điều 25. Viphạm quy định về vận chuyển, buôn bán, trao đổi xăng dầu qua biên giới

1. Phạttiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, buônbán, trao đổi xăng dầu qua biên giới không đúng quy định nếu trị giá xăng dầuđến 10.000.000 đồng.

2. Phạttiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 1Điều này nếu trị giá xăng dầu từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

3. Phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 1Điều này nếu trị giá xăng dầu từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Phạttiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 1Điều này nếu trị giá xăng dầu từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

5. Phạttiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 1Điều này nếu trị giá xăng dầu từ trên 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000đồng.

6. Phạttiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 1Điều này nếu trị giá xăng dầu từ 100.000.000 đồng trở lên và không bị truy cứutrách nhiệm hình sự.

7. Hìnhthức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thuxăng dầu đối với vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc Giấy phépkinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đến 12 tháng đối với vi phạm quy địnhtại Điều này;

c) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc Giấy phépkinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trên 12 tháng đối với vi phạm quy địnhtại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

d) Tịch thuphương tiện vận chuyển xăng dầu đối với vi phạm quy định tại Điều này nếu thuộcmột trong các trường hợp: hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trởlên; vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thực hiệnbình ổn giá; sử dụng biển kiểm soát không phải của phương tiện vận chuyển đóhoặc biển kiểm soát phương tiện không phải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền cấp; phương tiện bị hoán cải để vận chuyển hàng hóa vi phạm; có hành vitrốn tránh hoặc cản trở người thi hành công vụ, trừ các trường hợp quy định tạiPháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và khoản 2 Điều 12 Nghị định số128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thihành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnhsửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Điều 26. Viphạm về kinh doanh xăng dầu nhập lậu

Hành vikinh doanh xăng dầu nhập lậu áp dụng Điều 22 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt độngthương mại được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng12 năm 2010 của Chính phủ để xử phạt.

Điều 27. Viphạm quy định về quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới

1. Phạttiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây nếu trị giá xăng dầu đến 10.000.000 đồng:

a) Vậnchuyển xăng dầu vào khu vực biên giới không đúng quy định;

b) Buônbán, trao đổi xăng dầu trên biển với tàu thuyền, phương tiện đánh bắt thủy sảncủa nước ngoài.

2. Phạttiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 1Điều này nếu trị giá xăng dầu từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

3. Phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 1Điều này nếu trị giá xăng dầu từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Phạttiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 1Điều này nếu trị giá xăng dầu từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

5. Phạttiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 1Điều này nếu trị giá xăng dầu từ trên 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000đồng.

6. Phạttiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 1Điều này nếu trị giá xăng dầu từ 100.000.000 đồng trở lên và không bị truy cứutrách nhiệm hình sự.

7. Phạttiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầutại khu vực biên giới có một trong các hành vi vi phạm quy định quản lý kinhdoanh xăng dầu tại khu vực biên giới do Bộ Công Thương ban hành mà chưa quyđịnh tại Nghị định này.

8. Hìnhthức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thuxăng dầu đối với vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đến 12 tháng đốivới cửa hàng bán lẻ xăng dầu có hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu trên 12 thángđối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu có hành vi vi phạm quy định tại Điều này trongtrường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thựchiện bình ổn giá.

9. Biệnpháp khắc phục hậu quả:

Buộc thựchiện các quy định quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới đối với viphạm tại Điều này.

Chương III

THẨM QUYỀN,THỦ TỤC XỬ PHẠT

VI PHẠMHÀNH CHÍNH VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU

Điều 28.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân

Chủ tịch Ủyban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính vềkinh doanh xăng dầu quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tạiPháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2008.

Điều 29.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Quản lý thị trường

1. Nhữngngười có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường quy định tại Pháp lệnh Xử lývi phạm hành chính năm 2002 có quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính vềkinh doanh xăng dầu quy định tại Nghị định này.

2. Thẩmquyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều này của Độitrưởng Đội Quản lý thị trường:

a) Phạtcảnh cáo;

b) Phạttiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thutang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá đến 30.000.000đồng;

d) Buộcthực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính quy địnhtại Nghị định này.

3. Thẩmquyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều này của Chi cụctrưởng Chi cục Quản lý thị trường:

a) Phạtcảnh cáo;

b) Phạttiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyềnsử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu;

d) Tịch thutang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộcthực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính quy địnhtại Nghị định này.

4. Thẩmquyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều này của Cụctrưởng Cục Quản lý thị trường:

a) Phạtcảnh cáo;

b) Phạttiền đến 70.000.000 đồng;

c) Tướcquyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc Giấy phépkinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;

d) Tịch thutang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộcthực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính quy địnhtại Nghị định này.

Điều 30.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an, Hải quan, Bộ độibiên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra chuyên ngành

Người cóthẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an, Hải quan, Bộ độibiên phòng, Cảnh sát biển, Thanh tra chuyên ngành có quyền xử phạt đối với cácvi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu quy định tại Nghị định này thuộc địabàn, lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2008.

Điều 31.Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt và ủy quyền xử phạt vi phạm hành chínhvề kinh doanh xăng dầu

Nguyên tắcxác định thẩm quyền xử phạt và ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính về kinhdoanh xăng dầu được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2008 và Nghị định số 128/2008/NĐ-CPngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điềucủa Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sungmột số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Điều 32. Thủtục xử phạt vi phạm hành chính, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chínhvà các quy định khác liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanhxăng dầu

Thủ tục xửphạt vi phạm hành chính, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và cácquy định khác liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầuđược thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002được sửa đổi, bổ sung năm 2008 và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xửlý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều củaPháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢNTHI HÀNH

Điều 33.Hiệu lực thi hành

1. Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.

2. Bãi bỏĐiều 10 Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quyđịnh xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tinthất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại.

Điều 34.Trách nhiệm thi hành

1. Bộtrưởng Bộ Công Thương chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị địnhnày.

2. Các Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thihành Nghị định này.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
  - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
  - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
  - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
  - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
  - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
  - Văn phòng Chủ tịch nước;
  - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
  - Văn phòng Quốc hội;
  - Tòa án nhân dân tối cao;
  - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
  - Kiểm toán Nhà nước;
  - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
  - Ngân hàng Chính sách Xã hội;
  - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
  - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
  - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
  - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

  - Lưu: Văn thư, KTTH (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
  THỦ TƯỚNG


  (đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

VĂN BẢN KHÁC