Thị trường dầu trải qua một phiên giao dịch đầy giằng co trước khi lấy lại sắc xanh. Kết thúc ngày 31/01, giá dầu thô WTI tăng 1,25% lên 78,87 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 1,22% lên 85,53 USD/thùng.
Giá dầu giảm trong phiên sáng bất chấp các số liệu kinh tế đầy tích cực của Trung Quốc, nhà nhập khẩu số một thế giới. Cụ thể, chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) sản xuất và phi sản xuất tăng lên lần lượt 50,1 và 54,4 điểm. Đáng chú ý, các chỉ số đều vượt kỳ vọng và quay trở lại mức 50 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 9/2022, phản ánh sự hồi phục tích cực của nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu.
Sau đó, giá dầu lấy lại đà tăng khi thị trường dần hấp thụ tin tức này, cộng với sự sự suy yếu của đồng USD, với chỉ số Dollar Index giảm về 102,1 điểm. Các nhà đầu tư hiện đang kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm ngừng chu kỳ tăng lãi suất, trong bối cảnh các chỉ số kinh tế cho thấy lạm phát đã đã được kiểm soát và sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong thời gian tới. Chi phí nắm giữ và kinh doanh dầu thô giảm đã thúc đẩy sức mua với thị trường dầu.
Bên cạnh đó, các đại biểu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) đã khuyến nghị giữ mức sản lượng không đổi trong cuộc họp kết thúc vào hôm nay. Nhiều thành viên vẫn không thể đạt được các hạn ngạch đã đề ra, ngay cả khi OPEC đã cắt giảm sản lượng.
Nguồn cung không gia tăng trong khi triển vọng tiêu thụ sáng sủa cũng phần nào mang lại sự hỗ trợ với thị trường dầu. S&P Platts dự kiến nhu cầu xăng, dầu diesel và nhiên liệu bay của Trung Quốc sẽ tăng lần lượt 7%, 4% và 38%. Vì thế khi mức tiêu dùng nội địa Trung Quốc phục hồi, Bắc Kinh có thể sẽ hạn chế xuất khẩu sản phẩm để tránh lạm phát nhiên liệu.
Tính bất ổn của thị trường vẫn còn, khi Nga sẽ phải đối mặt với lệnh cấm vận các sản phẩm lọc dầu. Nga là thành viên chủ chốt của liên minh OPEC+ và hiện là nhà cung cấp dầu Diesel lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU). Sẽ không dễ dàng để EU thay thế nguồn cung lên tới 600.000 mỗi ngày.
Trong sáng nay, dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy tồn kho dầu thô tuần kết thúc ngày 27/01 của Mỹ tăng 6,3 triệu thùng, và cũng là tuần tăng thứ 5 liên tiếp. Tồn kho nhiên liệu chưng cất và xăng tăng lần lượt 1,5 và 2,7 triệu thùng. Việc dự trữ dầu thô và các sản phẩm lọc dầu tăng vượt kỳ vọng có thể sẽ khiến cho sức ép bán quay trở lại thị trường trong sáng nay.
Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị
Về mặt kỹ thuật, giá dầu bật lên khi chạm mức hỗ trợ 76,67 USD theo Fibonacci 38,2. Chỉ số RSI cũng đã tăng và vượt mức 50, phản ánh việc sức mua đang áp đảo trở lại. Trong sáng nay, nhà đầu tư có thể đợi giá điều chỉnh nhẹ và mở vị thế mua ở mức 78,6 USD với kỳ vọng chốt lời ở mức 79,8 USD.
TIN KHÁC
Thị trường năng lượng và kim loại phản ứng với quyết định của FED(23/09/2024)
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt giảm sâu(09/09/2024)
Giá dầu giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại nguồn cung(10/07/2024)
Giá dầu nối đà hồi phục(28/06/2024)
Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung(18/06/2024)