Dầu thô tiếp tục duy trì được sắc xanh trong phiên giao dịch đầu tuần với hợp đồng dầu thô WTI kỳ hạn tháng 8 tăng 1,97% lên 110,57 USD/thùng, hợp đồng dầu thô Brent kỳ hạn tháng 9 đóng cửa cao hơn 1,68% ở mức 113,5 USD/thùng.
Sức mua tiếp tục áp đảo trên thị trường trong bối cảnh những lo ngại về nguồn cung tiếp tục lấn át nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Một cuộc khảo sát mới nhất của hãng tin Reuters cho biết Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tiếp tục không đáp ứng được hạn ngạch sản xuất đã đề ra trong tháng 6. Số liệu này cũng đã phản ánh các tác động của việc sản lượng Lybia có nguy cơ sụt giảm hơn 50% so với mức trung bình 865.000 thùng/ngày, do ảnh hưởng của các bất ổn chính trị. Ngoài ra, một số nước xuất khẩu khác như Nauy hay Ecuador cũng đang phải đối mặt với vấn đề sản lượng sụt giảm.
Thủ tướng Anh Boris Johnson mới đây đã lên tiếng kêu gọi Arab Saudi, quốc gia lãnh đạo liên minh OPEC+, tăng cường sản xuất thêm dầu sẽ ầu để giúp người dân đối phó với chi phí sinh hoạt cao hơn. Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã lên kế hoạch cho một chuyến công du đến Trung Đông trong tháng này nhằm tìm cách hạ nhiệt giá dầu.
Bên cạnh các tin tức về sản lượng dầu thô, giá dầu còn được hỗ trợ rất nhiều bởi tình hình nguồn cung các sản phẩm lọc dầu cũng đang rất eo hẹp. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài, cùng với các lệnh cấm vận đối với Nga mà năng lực lọc dầu của các nước lớn như Mỹ khó có thể bù đắp sự gia tăng trong nhu cầu, nhất là vào giai đoạn tiêu thụ cao điểm như hiện nay. Giá xăng ở Anh mới đây đã đạt mức cao kỷ lục là 2,3 USD/lít, và làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt vốn đã nghiêm trọng của người dân.
Nhìn chung, giá dầu vẫn đang ở trong một giai đoạn hồi phục, tuy nhiên đà tăng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi trong phiên hôm qua, các nhà giao dịch ở Mỹ nghỉ lễ Quốc Khánh, nên thị trường chịu ảnh hưởng bởi ít tin tức hơn so với bình thường.
Mối quan tâm chính của các nhà đầu tư trong tháng 7 sẽ là quá trình các nước Châu u và khu vực Bắc Mỹ thiết lập giá trần với dầu của Nga, cũng như các cuộc họp lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị
Giá dầu dù đang tăng nhưng vẫn ở dải dưới của Bollinger Band. Chỉ số RSI đã quay trở lại mức 50, đồng thời tạo các đáy thấp hơn (higher low). Chỉ số MACD cũng cho thấy lực mua yếu dần, tuy nhiên khối lượng của phiên hôm qua khá thấp, không phải là một dấu hiệu chắc chắc cho việc đà tăng đã ổn định. Thị trường có thể đón nhận nhiều tin tức khiến cho giá biến động mạnh trong hôm nay nên các nhà đầu tư không nên mở vị thế mới, và nên chốt lời ở mức 111,8 USD nếu đang nắm giữ vị thế mua.
TIN KHÁC
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt giảm sâu(09/09/2024)
Giá dầu giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại nguồn cung(10/07/2024)
Giá dầu nối đà hồi phục(28/06/2024)
Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung(18/06/2024)
Giá dầu giảm 3 ngày liên tiếp(23/05/2024)