Kết thúc tuần giao dịch 06 – 12/06, dầu thô WTI tăng 1,5% lên 120,7 USD/thùng, còn dầu Brent tăng gần 2% lên 122 USD/thùng. Mặc dù đà tăng của cả hai mặt hàng được duy trì tuần thứ ba liên tiếp, nhưng diễn biến giá vẫn cho thấy sự giằng co trước những tác động của nhiều tin tức trái chiều.
Nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới là Mỹ, hiện nay cũng phải đối mặt với vấn đề tồn kho dầu đang thấp hơn 11% so với mức trung bình 5 năm gần nhất. Trong khi đó, theo số liệu từ hãng dịch vụ dầu khí Baker Hughes, số lượng giàn khoan dầu của Mỹ chỉ tăng thêm vỏn vẹn 6 giàn lên mức 733 giàn trong tuần vừa qua, phản ánh rõ sự khó khăn trong việc gia tăng sản lượng. Ngoài ra, nguồn cung dầu bổ sung từ Iran cũng khó có thể quay lại trong năm nay, bởi việc nước này dỡ bỏ các thiết bị giảm sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã trực tiếp khiến cho xác suất đàm phán thành công với Mỹ ngày một giảm. Dù vậy, giá dầu vẫn giảm nhẹ vào hai phiên giao dịch cuối tuần, trong bối cảnh các nhà đầu tư cho rằng triển vọng tiêu thụ dầu thô sẽ sụt giảm bởi Thượng Hải phải tái giãn cách để ngăn chặn một đợt bùng phát dịch mới. Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ một lần nữa lại chạm đỉnh 40 năm ở mức 8,3%, khiến cho thị trường tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ phát ra các tín hiệu thắt chặt các chính sách tiền tệ mạnh tay hơn trong cuộc họp vào ngày 14 – 15/6 tuần này,và làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, kéo theo cả nhu cầu tiêu thụ dầu sụt giảm.
Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị Giá dầu đang gặp phải những áp lực giảm điều chỉnh trên một xu hướng tăng. Lực bán xuất hiện khi đã chạm cạnh trên của Bollinger Band, đồng thời, chỉ số RSI cũng quay đầu khi chạm mức 70. Các nhà đầu tư nên tránh việc mở vị thế mua ở mức giá hiện tại, mà có thể đợi giá điều chỉnh về các khu vực hỗ trợ tốt hơn như 115 USD (cạnh giữa của Bollinger Band). Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) Bài mới:
Bài cũ:
|
Loading.... |