Bất chấp mức giảm trong phiên sáng, giá dầu đảo ngược chiều và lấy lại sắc xanh sau báo cáo thị trường dầu tháng 9 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 14/09, giá WTI tăng 1,34% lên 88,48 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 1% lên 94,1 USD/thùng.
Hôm qua tiếp tục là một phiên giao dịch đầy biến động đối với thị trường, khi giá dầu trong phiên liên tục giằng co mạnh với các lực trái chiều trên thị trường. Một mặt, dư âm của chỉ số lạm phát của Mỹ, thể hiện của CPI tháng 8 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục là sức ép lên tâm lý thị trường, với kỳ vọng Fed sẽ còn tăng mạnh lãi suất. Mặc dù Dollar Index giảm nhẹ, tuy nhiên vẫn nằm gần mức đỉnh trong tháng 9 và các nhà đầu tư tiếp tục xu hướng thận trọng và dòng tiền đi vào thị trường tài chính nói chung và thị trường hàng hóa nói riêng vẫn chưa phục hồi.
Dù vậy, giá dầu lấy lại sắc xanh sau khi IEA điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2022 thêm 380.000 thùng/ngày lên 2,1 triệu thùng/ngày. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc chuyển đổi từ việc các nước châu Âu và châu Á chuyển từ khí tự nhiên sang dùng dầu để sản xuất điện. Theo Platts Analytics, trong quý IV/2022, nhu cầu chuyển đổi có thể đẩy tiêu thụ dầu tăng thêm gần 450.000 thùng/ngày, trong khi quý I/2023 có thể sẽ đạt đến trên 600.000 thùng/ngày. Theo kỳ vọng của IEA, nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ đạt 99,7 triệu thùng/ngày trong 2022 và 101,8 triệu thùng/ngày trong năm 2023.
Về phía nguồn cung, mặc dù IEA điều chỉnh tăng sản lượng dầu của Nga, tuy nhiên lại hạ dự báo cho sản lượng dầu Bắc Mỹ. Với giá dầu biến động mạnh và có những lúc điều chỉnh về vùng đáy 6 tháng, các nhà sản xuất không có nhiều động lực để tăng chi đầu tư cho các giếng dầu. Và mặc dù IEA kỳ vọng tồn kho dầu sẽ tăng với tốc độ 900.000 thùng/ngày trong 3 tháng cuối năm và 500.000 thùng/ngày trong nửa đầu năm 2023, tuy vậy, giống như Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA, IEA cũng không loại trừ khả năng giá dầu tăng mạnh do bất ổn nguồn cung.
Báo cáo thị trường dầu hàng tuần của EIA cho thây tồn kho dầu thương mại tăng 2.4 triệu thùng trong tuần kết thúc 09/09. Xuất khẩu dầu của Mỹ tiếp tục duy trì ở mức trên 6,3 triệu thùng/ngày, trong khi nhập khẩu giảm do nhu cầu lái xe sẽ giảm dần khi mùa hè kết thúc. Tuy vậy, nếu không tính đến dầu giải phóng từ kho dự trữ SPR, tồn kho thực tế sẽ giảm 6 triệu thùng. Và với việc Mỹ sẽ chấm dứt giải phóng dầu SPR trong tháng 10, đồng thời sẽ phải triển khai bổ sung dầu trở lại vào kho, giá dầu sẽ vẫn phải duy trì ở mức cao trong các tháng còn lại. Bên cạnh đấy, đình công tại các tuyến đường sắt chở dầu ở Bắc Mỹ cũng đe dọa giá dầu sẽ tăng trong ngắn hạn.
Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị
Trên biểu đồ ngày, RSI đã quay trở lại mức 50, và giá liên tục thách thức lại cạnh giữa dải Bollinger Bands. Giá dầu cũng đang được hưởng lợi từ các thông tin hỗ trợ từ Mỹ. Các nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế mua tại khu vực 88 USD/thùng, và chốt lời ngắn 1,5 USD/thùng.
TIN KHÁC
Thị trường năng lượng và kim loại phản ứng với quyết định của FED(23/09/2024)
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt giảm sâu(09/09/2024)
Giá dầu giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại nguồn cung(10/07/2024)
Giá dầu nối đà hồi phục(28/06/2024)
Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung(18/06/2024)