Giá dầu giảm trở lại trong một phiên giao dịch đầy biến động, khi thị trường giằng co giữa một bên là các yếu tố vĩ mô và một bên là các thông tin cơ bản. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 29/09, giá dầu WTI giảm 1,12% xuống 81,23 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 0,99% xuống 87,18 USD/thùng.
Dầu thô tiếp tục xu hướng biến động mạnh, khi giá liên tục giằng co giữa vùng giá tham chiếu. Biến động của Dollar Index trong phiên tiếp tục là yếu tố tác động mạnh đến hướng đi của giá dầu, đặc biệt là trong phiên sáng khi Dollar Index có lúc tăng mạnh đã khiến dầu thô trở thành một trong số ít mặt hàng trên thị trường giảm trong phiên sáng. Bên cạnh đó, cơn bão Ian đã đổ bộ vào Florida, tuy nhiên không gây ảnh hưởng lớn các giàn khoan, nhà máy lọc dầu hay các hệ thống đường ống dẫn dầu đã khiến phần thặng dư giá do lo ngại về bão biến mất. Giá xăng tại Florida chỉ tăng nhẹ 1 cent lên 3,39 USD/gallon, phản ánh không có sự thiếu hụt nghiêm trọng nào xảy ra đối với thị trường này.
Giá dầu phục hồi trở lại nhờ lực bắt đáy sau khi tiến sát vùng 80 USD/thùng, và trong phiên giá có lúc đạt gần 83 USD/thùng trước thông tin OPEC+ đã bắt đầu thảo luận về vấn đề cắt giảm sản lượng trong cuộc họp sắp. Theo đánh giá của UBS và JP Morgan, nhóm có thể phải cắt giảm sản lượng ít nhất 500.000 thùng/ngày mới có thể chấm dứt đà giảm của giá dầu. Theo khảo sát của Bloomberg dành cho 19 nhà đầu tư và phân tích, hầu hết cho rằng OPE+ sẽ đồng ý với đề nghị cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu. Tuy vậy, dầu thô giảm trở lại khi các thành viên Fed cho biết chưa có dấu hiệu nào trên thị trường cho thấy Fed cần phải thay đổi lộ trình tăng lãi suất. Số đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm xuống mức 193.000 đơn, thấp nhất trong vòng 5 tháng, cho thấy thị trường lao động Mỹ chưa bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi các đợt tăng lãi suất. Các nhà đầu tư đang lo ngại hơn bao giờ hết động thái của Fed sẽ đẩy kinh tế Mỹ đi vào suy thoái, đẩy nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng trong nhóm năng lượng, đặc biệt là dầu, suy giảm.
Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị
Giá dầu đã tăng mạnh trở lại và RSI, MACD cũng đã cải thiện, tuy nhiên giá vẫn chịu sức ép từ cạnh giữa dải Bollinger Bands. Giá đang giằng co tại vùng hỗ trợ 81,3 USD/thùng, chưa tạo ra điểm vào thuận lợi. Các nhà đầu tư có thể canh bán tại vùng 82,5 USD/thùng và kỳ vọng chốt lời tại vùng 81 USD/thùng.
TIN KHÁC
Thị trường năng lượng và kim loại phản ứng với quyết định của FED(23/09/2024)
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt giảm sâu(09/09/2024)
Giá dầu giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại nguồn cung(10/07/2024)
Giá dầu nối đà hồi phục(28/06/2024)
Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung(18/06/2024)