(VINPA) - Trong một vài năm gần đây, gian lận thương mại tại một số cây xăng đã gây ít nhiều bức xúc trong xã hội, sau đây chúng tôi xin được liệt kê một số hành vi gian lận.
1. Sử dụng hệ thống chip điện tử
Ảnh minh họa |
2. Khuếch đại điện áp để thay đổi chỉ số
Cũng giống như mô-tơ nước, hệ thống bơm xăng cũng có một thiết bị đo gắn trên đường ống gọi là cảm biến. Bộ điều khiển chuyển tín hiệu từ cảm biến tới bo mạch bằng điện áp, dòng điện hoặc số xung. Sau đó, bộ vi xử lý sẽ hiển thị thông số trên màn hình. Thông qua màn hình, người tiêu dùng có thế biết khối lượng xăng đã bơm và giá tiền. Để gian lận tiền của khách hàng, các cây xăng sẽ lắp thêm một thiết bị ngay trên đường chuyển điện áp về bo mạch. Tác dụng của thiết bị này là khuếch đại điện áp để tác động vào thiết bị đo lường làm thay đổi chỉ số trên màn hình tự động.
3. Đổ chồng tiền
Giờ cao điểm là cơ hội thuận lợi để các nhân viên bán xăng gian lận tiền của khách hàng.
Đây là cách thức gian lận tiền khá đơn giản, chỉ cần để ý một chút thì người tiêu dùng cũng dễ dàng phát hiện ra. Các nhân viên cây xăng sẽ đổ xăng cho người này rồi tiếp tục đổ cho người tiếp theo mà không ấn đồng hồ về số 0. Cách thức gian lận này thường được áp dụng vào giờ cao điểm khi nhiều khách hàng cùng vào mua xăng một lúc. Ví dụ, có 2 máy bơm xăng đang chạy, một bên đồng hồ đã hiển thị sẵn 20.000 đồng, nhân viên bán xăng sẽ thực hiện thao tác đổ chồng để tiết kiệm thời gian. Lúc này, khách mua xăng đã dắt xe lên phía trước để nhường chỗ cho người xếp hàng đằng sau nên không nhìn rõ số tiền trên đồng hồ. Cứ như thế, nhân viên bán xăng có thể dễ dàng qua mặt khách hàng mà không bị phát hiện.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ngoài ra, còn có một "chiêu thức" khác mang tính chất thủ công hơn nên được nhiều cây xăng áp dụng, đó là cưa rãnh đầu vít bộ điều khiển khung vừa đủ nhỏ để tháo dây kẹp chì, điều chỉnh sai số rồi lắp đặt lại. Hình thức này tương đối dễ phát hiện đối với lực lượng kiểm tra nhưng nó vẫn là khu vực "bất khả xâm phạm" đối với người tiêu dùng.
Với sự quản lý, điều hành còn nhiều bất cập như hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn phải gồng mình cố gắng hết sức để thực hiện công việc cung ứng nhiên liệu, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia…Xét trên khía cạnh rộng lớn của toàn ngành, những cây xăng gian lận, bớt xén, lừa đảo lòng tin của người dân chỉ là số ít, chỉ như "con sâu làm giàu nồi canh", tuy nhiên, cũng cần phải lên án và trừng trị thích đáng những đối tượng này. Mặt khác, bản thân người dân cũng cần phải biết tự bảo vệ, phải cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo của một số ít bộ phận cá nhân nhằm trục lợi bất chính. Khi gặp phải chiêu trò gian lận, người tiêu dùng có quyền khiếu nại lên cơ quan chuyên trách có thẩm quyền như:
- Khiếu nại trực tiếp với nhân viên bán xăng, người quản lý, chủ đại lý phân phối xăng và yêu cầu bồi thường thiệt hại số lượng xăng bị thiếu.
- Khiếu nại, tố cáo hành vi gian lận và yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi có đại lý bán xăng gian lận đó giải quyết.
- Khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện đại lý bán xăng gian lận ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đại lý bán xăng đó để bảo vệ quyền lợi của mình.
- Tố cáo đến cơ quan Công an hành vi gian lận của nhân viên bán xăng, người quản lý, chủ đại lý phân phối xăng trong trường hợp bị thiệt hại nghiêm trọng.
Căn cứ theo luật định hiện hành, hành vi gian lận tại cây xăng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nhân viên, chủ đại lý kinh doanh xăng dầu gian lận trong kinh doanh xăng dầu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hình thức xử lý bao gồm:
Xử phạt hành chính: Theo quy định tạiKhoản 2 Điều 15 Nghị định 104/2011/NĐ-CP ngày 16/11/2011 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu.
Người có hành vi gian lận về đo lường khi bán xăng dầu như bơm nối vào người mua xăng trước, điều chỉnh thiết bị đo lường...có thể bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng. Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả khác.
Truy cứu trách nhiệm hình sự:Điều 162 Bộ luật hình sự quy định về tội lừa dối khách hàng. Theo đó, hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu của nhân viên, đại lý phân phối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa dối khách hàng khi hành vi gian lận đó thỏa mãn một trong các điều kiện sau: Gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Như vậy, khi thỏa mãn một trong các điều kiện nêu trên thì đại lý phân phối xăng dầu có hành vi gian lận trong kinh doanhcó thể bị phạt tù đến 7 năm hoặc phạt tiền đến 50 triệu đồng.
Hoang Lee
TIN KHÁC
VINPA làm việc với Phòng Thương vụ Iran(30/08/2024)
Dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: Các doanh nghiệp góp ý gì?(08/05/2024)
Hỗ trợ doanh nghiệp xăng dầu áp dụng hóa đơn điện tử(20/03/2024)
VINPA TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024 VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH XĂNG DẦU(23/01/2024)
Xây dựng cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu tiệm cận với kinh tế thị trường(23/01/2024)