Số 139/2013/TT-BTC
Số văn bản:
Tên văn bản:
Loại văn bản:
Đơn vị ban hành:
Người ký:
Ngày ban hành:
Ngày hiệu lực:
File gắn kèm:
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 139/2013/TT-BTC | Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2013 |
NHẬP KHẨU ĐỂ GIA CÔNG XUẤT KHẨUXĂNG DẦU
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số42/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhậpkhẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủtục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày23/1/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt độngmua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnhhàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảnlý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
Căn cứ Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuếxuất khẩu, Thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lýthuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu củaBộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổngcục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thôngtư quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhậptái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu;nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu xăng dầu.
Thông tư này quy định thủ tục hải quanđối với xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyênliệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu; nguyên liệu nhập khẩu để giacông xuất khẩu xăng dầu.
1. Thương nhân có Giấy phép kinh doanhxuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuấttrong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạmnhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu (trừ dầu thô).
2. Thương nhân có Giấy phép kinh doanhxuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được nhập khẩu nguyên liệu để pha chế xăng dầu;thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanhxăng dầu, đủ điều kiện sản xuất thì được nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất vàgia công xuất khẩu xăng dầu. Việc nhập khẩu nguyên liệu phải theo kế hoạch đãđăng ký sau khi được Bộ Công Thương xác nhận bằng văn bản.
3. Thương nhân có Giấy phép kinh doanhxuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, có ngành nghề kinh doanh cung ứng xăng dầu hàngkhông, dịch vụ cung ứng tàu biển thể hiện trong Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh được hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu để cung ứng (táixuất) xăng dầu hoặc thông qua công ty cung ứng tàu biển có chức năng cung ứngtàu biển là đại lý của mình để cung ứng (tái xuất) xăng dầu cho các đối tượngsau đây:
a) Tàu bay của các hãng hàng không nướcngoài đỗ, dừng tại cảng hàng không Việt Nam, tàu bay của các hãng hàng khôngViệt Nam bay trên các tuyến bay quốc tế xuất cảnh.
b) Tàu biển quốc tịch nước ngoài neođậu tại cảng biển, cảng sông quốc tế chạy tuyến quốc tế xuất cảnh và tàu biểnquốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh.
4. Thương nhân có Giấy phép kinh doanhxuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được hoạt động kinh doanh tạm nhập xăng dầu đểcung ứng (tái xuất) xăng dầu cho các đối tượng sau đây để phục vụ sản xuất:
a) Doanh nghiệp chế xuất nằm trong hoặcnằm ngoài khu chế xuất.
b) Doanh nghiệp nằm trong các khu kinhtế thương mại đặc biệt, khu Thương mại - Công nghiệp và các khu vực kinh tếkhác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bántrao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều3. Một số quy định đặc thù
1. Bơm xăng dầu từ phương tiện vậnchuyển vào kho và ngược lại:
Sau khi tờ khai hải quan đã được đăngký, cấp số theo quy định và cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng đã tiếnhành lấy mẫu (đối với xăng dầu thuộc Danh mục hàng hóa phải kiểm tra nhà nướcvề chất lượng), thương nhân được bơm xăng dầu theo quy định dưới đây:
a) Đối với xăng dầu nhập khẩu, tạmnhập, nguyên liệu nhập khẩu:
a.1) Thương nhân được bơm xăng dầu,nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển sang phương tiện chuyển tải, sang mạntheo quy định.
a.2) Thương nhân được bơm xăng dầu,nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể rỗng. Sau khi bơm xong xăngdầu, công chức hải quan niêm phong bồn, bể.
a.3) Thương nhân được bơm và lưu trữxăng dầu, nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể đang chứa xăng dầucùng chủng loại (kể cả trường hợp bồn, bể của các kho chứa xăng dầu được thiếtkế nhiều đường ống dẫn xăng dầu liên hoàn giữa các bồn, bể với nhau).
Sau khi thương nhân hoàn thành việc bơmxăng dầu theo quy định, công chức hải quan không phải thực hiện niêm phong khovà giao chủ hàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giữ nguyên trạng xăngdầu cho đến khi có kết luận của cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng xăngdầu.
a.4) Nếu xăng dầu kinh doanh tạm nhậptái xuất được bơm vào bồn, bể đang chứa xăng dầu thì phải đảm bảo các điều kiệnsau:
a.4.1) Xăng dầu tạm nhập phải cùngchủng loại với xăng dầu đã có sẵn trong bồn, bể chứa, và
a.4.2) Phải lấy mẫu kiểm tra nhà nướcvề chất lượng trước khi bơm như đối với xăng dầu nhập khẩu.
b) Đối với xăng dầu xuất khẩu, táixuất:
Thương nhân được bơm xăng dầu tái xuấttừ kho chứa xăng dầu đã tạm nhập sang phương tiện vận chuyển xăng dầu để xuấtra nước ngoài hoặc để cung ứng (tái xuất) cho đối tượng quy định tại khoản 3,khoản 4 Điều 2 Thông tư này.
2. Kiểm tra nhà nước về chất lượng lôhàng xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, nguyên liệu nhập khẩu:
Trường hợp xăng dầu nhập khẩu, tạm nhậptái xuất, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu, nguyên liệunhập khẩu để gia công xuất khẩu xăng dầu thuộc Danh mục hàng hóa phải kiểm tranhà nước về chất lượng thì thực hiện như sau:
a) Đối với xăng dầu nhập khẩu:
a.1) Trường hợp phải niêm phong bồn,bể:
Khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhànước về chất lượng lô hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thì Chi cục Hảiquan quyết định thông quan lô hàng theo quy định và mở niêm phong hải quan chophép thương nhân đưa xăng dầu vào sử dụng. Thời điểm thông quan lô hàng là thờiđiểm thương nhân nộp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng.
a.2) Trường hợp không phải niêm phongbồn, bể:
Khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhànước về chất lượng lô hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thì Chi cục Hảiquan quyết định thông quan lô hàng theo quy định. Thời điểm thông quan lô hànglà thời điểm thương nhân nộp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượnglô hàng.
a.3) Nếu cơ quan kiểm tra nhà nước vềchất lượng thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng không đápứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thì toàn bộ xăng dầu (cả cũ và mới đối vớitrường hợp lưu trữ chung với xăng dầu cùng chủng loại, cùng loại hình nhậpkhẩu) xử lý theo quy định tại điểm e, khoản 4, Điều 16 Nghị định số18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hànhchính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
b) Đối với xăng dầu tạm nhập tái xuất:
b.1) Xăng dầu kinh doanh tạm nhập táixuất không phải kiểm tra nhà nước về chất lượng. Thương nhân hoàn toàn chịutrách nhiệm trước pháp luật về chất lượng của lô hàng tạm nhập.
b.2) Trường hợp xăng dầu kinh doanh tạmnhập tái xuất được lưu trữ chung với xăng dầu kinh doanh cùng chủng loại, khitạm nhập phải thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng.
Nếu cơ quan kiểm tra nhà nước thông báokết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng không đáp ứng yêu cầu chấtlượng nhập khẩu thì toàn bộ xăng dầu (cả cũ và mới) buộc phải tái xuất. Thươngnhân hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc này.
c) Đối với nguyên liệu nhập khẩu:
Khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhànước về chất lượng lô hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thì Chi cục Hảiquan quyết định thông quan lô hàng theo quy định. Thời điểm thông quan lô hànglà thời điểm thương nhân nộp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượnglô hàng.
3. Xác định khối lượng xăng dầu nhậpkhẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất:
a) Khối lượng xăng dầu xuất khẩu, nhậpkhẩu, tạm nhập tái xuất vận chuyển bằng phương tiện vận tải đường thủy qua cửakhẩu cảng sông quốc tế, cửa khẩu cảng biển căn cứ theo Thông báo kết quả giámđịnh về khối lượng xăng dầu của thương nhân giám định (có chức năng giám định).
b) Khối lượng xăng dầu xuất khẩu, táixuất vận chuyển bằng xe téc, xe bồn qua cửa khẩu đường bộ quốc tế căn cứ theođồng hồ đo tại kho khi bơm xăng dầu vào téc, bồn xe; trường hợp không có đồnghồ đo thì căn cứ kết quả giám định về khối lượng của thương nhân giám định.
Những nơi không có thương nhân giámđịnh thì khối lượng xăng dầu được xác định bằng Barem phương tiện vận chuyển đãđược cơ quan kiểm định cấp giấy chứng nhận.
c) Đối với xăng, dầu cung ứng (táixuất) cho tàu biển:
c.1) Khối lượng xăng, dầu bơm trực tiếptừ kho xuống tàu biển được xác định bằng đồng hồ đo của kho chứa.
c.2) Xăng, dầu bơm từ kho xuống phươngtiện vận tải để tiếp tục vận chuyển cung ứng cho tàu biển:
- Khối lượng xăng, dầu bơm từ kho xuốngphương tiện vận tải được xác định bằng đồng hồ đo của kho chứa trên đất liền.
- Khối lượng xăng, dầu này bơm từphương tiện vận tải sang tàu biển được xác định bằng một trong các phương pháp:giám định (căn cứ kết quả giám định về khối lượng của thương nhân giám định),Barem hoặc đồng hồ đo của tàu biển tùy theo điều kiện cụ thể của từng tàu biểnvà phù hợp với thông lệ quốc tế được áp dụng đối với mặt hàng này.
d) Đối với nhiên liệu bay cung ứng chotàu bay (bao gồm nhiên liệu đã nhập khẩu hoặc nhiên liệu đã tạm nhập):
Nhiên liệu cung ứng cho tàu bay đượcxác định bằng đồng hồ đo lưu lượng của phương tiện tra nạp chuyên dụng cho tàubay.
e) Đồng hồ đo xác định khối lượng phảiđược cơ quan tiêu chuẩn đo lường nhà nước có thẩm quyền kiểm định định kỳ vàniêm phong (trừ đồng hồ đo của tàu bay, tàu biển).
4. Xác định chủng loại đối với xăng dầuxuất khẩu, tái xuất:
Đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuấtđược lấy ra từ cùng 01 (một) bồn, bể dưới sự giám sát của công chức hải quanthì giám định xác định về chủng loại này là xác định cho cả lô hàng xuất khẩu,tái xuất; không yêu cầu phải xác định riêng lẻ cho từng phương tiện vận tải vậnchuyển xăng dầu của lô hàng.
5. Kiểm tra thực tế xăng dầu nhập khẩu,xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất và nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xăng dầuhoặc gia công xuất khẩu xăng dầu:
a) Đối với lô hàng miễn kiểm tra thựctế, nếu phát hiện lô hàng có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hảiquan quyết định kiểm tra thực tế lô hàng.
b) Đối với lô hàng kiểm tra thực tế thìcông chức hải quan căn cứ kết quả giám định về khối lượng, trọng lượng, chủngloại lô hàng và kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng thực hiện xácnhận trên tờ khai hải quan để thông quan lô hàng.
c) Trường hợp có nghi vấn kết quả giámđịnh, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan yêu cầu thương nhân tiến hành lại việcgiám định đối với lô hàng và thống nhất với thương nhân lựa chọn thương nhângiám định tiến hành giám định, kiểm tra lại lô hàng.
Việc lựa chọn thương nhân kinh doanhdịch vụ giám định thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư số128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc về thủ tục hảiquan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lýthuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Về lấy mẫu xăng dầu nhập khẩu:
Thương nhân có trách nhiệm phối hợp vớicơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng lấy mẫu xăng dầu nhập khẩu đối với loạixăng dầu thuộc Danh mục kiểm tra nhà nước về chất lượng có giám sát của cơ quanHải quan trước khi bơm xăng dầu vào kho (bồn, bể) hoặc các phương tiện chuyểntải, sang mạn theo hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày10/9/2013.
7. Đối với xăng dầu chuyển tải, sangmạn:
a) Thương nhân chỉ được chuyển tải,sang mạn xăng dầu tại các vị trí do Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; chuyển tải, sang mạn xăng dầutừ tàu lớn hoặc phương tiện vận tải khác mà cảng Việt Nam không có khả năngtiếp nhận trực tiếp do cơ quan Cảng vụ quy định.
b) Thương nhân thực hiện khai báo vớiChi cục Hải quan (nơi làm thủ tục) trước khi thực hiện việc chuyển tải, sangmạn.
Thương nhân có trách nhiệm khai rõ tên,loại, số hiệu phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu và phương tiện vận tảikhác thực hiện việc chuyển tải, sang mạn; … ngày, … giờ, lượng xăng dầu … tấnthực hiện chuyển tải, sang mạn.
c) Căn cứ văn bản thông báo của thươngnhân, công chức Hải quan thực hiện việc giám sát cho đến khi thực hiện xongviệc chuyển tải, sang mạn.
d) Phương tiện chứa xăng dầu chuyển tảisang mạn phải được neo đậu tại khu vực thuộc địa bàn quản lý của hải quan nơilàm thủ tục cho đến khi hoàn thành thủ tục hải quan. Xăng dầu chuyển tải sangmạn phải được lưu trữ riêng tại các kho chứa riêng khi chưa hoàn thành thủ tụcđăng ký tờ khai hải quan theo quy định của Luật Hải quan.
8. Thời hạn xăng dầu kinh doanh tạmnhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị địnhsố 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành LuậtThương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua,bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Trường hợp bất khả kháng và hợp đồngmua bán hàng hóa có thay đổi về điều kiện, thời gian giao hàng, lô hàng cầnphải kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì thương nhân có văn bản gửi Chicục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập đề nghị được gia hạn và phải được Chi cụcHải quan chấp nhận gia hạn trước khi hết thời hạn tạm nhập tái xuất, việc giahạn không quá 02 (hai) lần, mỗi lần không quá 30 (ba mươi) ngày đối với mỗi lôhàng tạm nhập tái xuất.
9. Xăng dầu đã tạm nhập nhưng không táixuất hoặc tái xuất không hết được chuyển tiêu thụ nội địa (sau đây gọi tắt làxăng dầu chuyển tiêu thụ nội địa).
Thương nhân có văn bản đề nghị đượcchuyển tiêu thụ nội địa gửi Cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập. Sau khi đượcLãnh đạo Cục Hải quan xem xét, phê duyệt, thương nhân đăng ký tờ khai mới đểlàm thủ tục đối với lượng xăng dầu được chuyển tiêu thụ nội địa theo loại hìnhnhập kinh doanh; chính sách thuế, chính sách quản lý mặt hàng xăng dầu nhậpkhẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa. Trường hợplô hàng đã kiểm tra chất lượng khi làm thủ tục tạm nhập thì không phải thựchiện kiểm tra chất lượng khi chuyển tiêu thụ nội địa.
10. Xác định xăng dầu đã xuất khẩu đốivới xăng dầu xuất khẩu, tái xuất:
a) Đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuấtqua cửa khẩu đường biển:
a.1) Khi xăng dầu được đưa vào khu vựcgiám sát hải quan tại cửa khẩu xuất khẩu, tái xuất, công chức hải quan ghi rõsố hiệu phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu xuất khẩu, tái xuất qua cửakhẩu, ký tên, đóng dấu công chức và ghi ngày, tháng, năm vào ô xác nhận của hảiquan giám sát trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu.
a.2) Cơ sở để xác định xăng dầu đã xuấtkhẩu là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan và được Chi cụcHải quan cửa khẩu xuất xác nhận: “Hàng đã qua khu vực giám sát”, vận đơn xếphàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh.
b) Đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuấtqua cửa khẩu đường hàng không quốc tế, đường sắt liên vận quốc tế là tờ khaihàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, và được Chi cục Hải quan cửakhẩu xuất xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát”, chứng từ vận chuyển xác địnhhàng đã xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh.
c) Đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuấtqua cửa khẩu đường bộ quốc tế, cửa khẩu đường sông quốc tế, cảng chuyển tải,khu chuyển tải, xăng dầu cung ứng cho tàu biển, tàu bay xuất cảnh là tờ khaihàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, có xác nhận của Chi cục Hảiquan cửa khẩu xuất: “Hàng hóa đã xuất khẩu”.
d) Đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuấtđưa vào kho ngoại quan, là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hảiquan, có xác nhận của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan: “Hàng hóa đã đưavào kho ngoại quan”.
e) Đối với xăng dầu cung ứng cho doanhnghiệp quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này:
e.1) Trường hợp doanh nghiệp chế xuấtnằm trong khu chế xuất là tờ khai hàng hoá xuất khẩu (tái xuất) đã làm xong thủtục hải quan, có xác nhận của Chi cục Hải quan quản lý khu chế xuất: “Hàng hóađã đưa vào khu chế xuất”.
e.2) Trường hợp doanh nghiệp chế xuấtnằm ngoài khu chế xuất là tờ khai hàng hoá xuất khẩu (tái xuất) và tờ khai hànghóa nhập khẩu của doanh nghiệp mua xăng dầu đã làm xong thủ tục hải quan.
e.3) Trường hợp doanh nghiệp thuộc đốitượng quy định tại điểm b, khoản 4 Điều 2 Thông tư này là tờ khai hàng hóa xuấtkhẩu (tái xuất) đã làm xong thủ tục hải quan, có xác nhận của Chi cục Hải quanquản lý khu phi thuế quan: “Hàng đã đưa vào khu phi thuế quan”.
11. Trường hợp khối lượng xăng dầu thựcnhập, thực xuất có chênh lệch so với khối lượng xăng dầu ghi trên hóa đơn nhưngphù hợp với dung sai xăng dầu ghi trên hợp đồng do tính chất hàng hóa thì khốilượng xăng dầu để tính thuế được xác định trên cơ sở giá trị thực thanh toáncho lô xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng.
Trường hợp đơn vị tính khối lượng củalô hàng là m3, thùng thì khi kê khai hải quan thương nhân có trách nhiệm quyđổi đơn vị tính là tấn theo quy định của pháp luật.
12. Trường hợp xăng dầu cung ứng (táixuất) cho đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này có chạy chặng nộiđịa:
a) Thương nhân thực hiện thủ tục hảiquan theo loại hình nhập kinh doanh đối với lượng xăng dầu tái xuất chạy chặngnội địa (phù hợp với bản định mức lượng xăng dầu chạy chặng nội địa do thươngnhân nộp cho cơ quan Hải quan).
b) Thương nhân thực hiện thủ tục táixuất đối với lượng xăng dầu cung ứng cho:
b.1) Đối tượng quy định tại điểm a,khoản 3 Điều 2 Thông tư này phù hợp với hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất khocho một chuyến bay quốc tế xuất cảnh.
b.2) Đối tượng quy định tại điểm b,khoản 3 Điều 2 Thông tư này phù hợp với Đơn đặt hàng của thuyền trưởng; chủtàu; đại lý chủ tàu; doanh nghiệp quản lý khai thác tàu cho một chuyến hành trìnhquốc tế xuất cảnh.
13. Trường hợp doanh nghiệp là đốitượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này mua xăng dầu của thương nhân cóGiấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thì doanh nghiệp thực hiệnthủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu kinh doanh.
Doanh nghiệp mua xăng dầu trước khi làmthủ tục nhập khẩu phải đăng ký định mức tiêu hao xăng dầu phù hợp với hoạtđộng, vận hành của máy móc, thiết bị tham gia quá trình sản xuất (không bao gồmxăng dầu sử dụng cho phương tiện vận tải của doanh nghiệp) và có văn bản camkết chịu trách nhiệm trước pháp luật về định mức tiêu hao đã đăng ký với cơquan Hải quan.
14. Thương nhân có Giấy phép kinh doanhxuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được ủy thác cho thương nhân khác (có Giấy phép kinhdoanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu) nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuấtxăng dầu theo quy định hiện hành của pháp luật.
15. Đối với nhiên liệu xăng, dầu chứatrong phương tiện chuyên dụng tự hành tạm nhập tái xuất:
a) Đối với nhiên liệu xăng, dầu đangchứa trong phương tiện chuyên dụng tự hành tạm nhập tái xuất (vừa là phươngtiện tự hành đến Việt Nam, vừa là thiết bị, máy móc tạm nhập tái xuất phục vụthi công công trình, dự án đầu tư):
a.1) Khi phương tiện chuyên dụng làmthủ tục nhập cảnh, thương nhân thực hiện thủ tục nhập khẩu đối với nhiên liệuxăng, dầu theo chế độ phi mậu dịch và nộp đủ các loại thuế hiện hành.
a.2) Khi phương tiện chuyên dụng làmthủ tục xuất cảnh, thương nhân thực hiện thủ tục xuất khẩu đối với nhiên liệuxăng, dầu theo chế độ phi mậu dịch và nộp đủ các loại thuế hiện hành.
a.3) Nhiên liệu xăng, dầu nhập khẩuchứa trong phương tiện chuyên dụng khi làm thủ tục nhập cảnh không phải đăng kýkiểm tra nhà nước về chất lượng.
b) Xác định khối lượng nhiên liệu xăng,dầu để tính thuế:
Khối lượng nhiên liệu xăng, dầu đangchứa trong phương tiện chuyên dụng được xác định theo bản khai chung khi phươngtiện chuyên dụng làm thủ tục nhập cảnh; xuất cảnh.
16. Tỷ lệ hao hụt đối với hoạt độngnhập, xuất, tồn, bảo quản, tồn trữ:
Thực hiện theo quy định của Bộ CôngThương. Trường hợp Bộ Công Thương chưa có quy định thì được xác định căn cứ vàoThông báo kết quả giám định về khối lượng xăng dầu của thương nhân giám định.Trường hợp có nghi vấn kết quả giám định thì xử lý theo quy định tại điểm c,khoản 5 Điều này.
17. Thương nhân thực hiện thủ tục hảiquan điện tử đối với xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất thì thựchiện theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tàichính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩuthương mại và Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 theo từng loại hìnhtương ứng.
Chương II
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU NHẬP KHẨU, TẠM NHẬP
Điều4. Địa điểm làm thủ tục hải quan
1. Xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập thựchiện thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập được phép nhập khẩu theo quyđịnh của pháp luật.
2. Xăng dầu tạm nhập để cung ứng (táixuất) cho doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4, Điều 2 Thông tư này thì doanhnghiệp mua xăng dầu thực hiện thủ tục nhập khẩu tại Chi cục Hải quan quản lýdoanh nghiệp.
1. Chứng từ phải nộp:
- Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
- Hợp đồng mua xăng dầu hoặc giấy tờ cógiá trị pháp lý tương đương hợp đồng mua xăng dầu: 01 bản chụp có đóng dấu xácnhận của doanh nghiệp;
- Hóa đơn thương mại: 01 bản chính;
- Giấy đăng ký giám định khối lượng: 01bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước vềchất lượng xăng dầu đối với xăng dầu thuộc Danh mục hàng hóa phải kiểm tra nhànước về chất lượng (trừ trường hợp xăng dầu tạm nhập để tái xuất): 01 bản chụpcó đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tảikhác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ xăng dầu tái xuấtcho doanh nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này): 01 bản chụp có đóngdấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Hợp đồng bán xăng dầu (Hợp đồngkhung; Hợp đồng nguyên tắc (nếu có) và Phụ lục hợp đồng (nếu có): 01 bản chụpcó đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp.
Trường hợp thương nhân làm thủ tục lầnđầu tại Chi cục Hải quan thì nộp thêm các giấy tờ sau (trừ trường hợp xăng dầutạm nhập để tái xuất ra nước ngoài hoặc cung ứng (tái xuất) xăng cho đối tượngquy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 2 Thông tư này):
- Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhậpkhẩu xăng dầu do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanhnghiệp;
- Bản hạn mức nhập khẩu xăng dầu tốithiểu hàng năm do Bộ Công Thương cấp (đối với xăng dầu nhập khẩu): 01 bản chụpcó đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp.
2. Trường hợp có nghi vấn đối với chứngtừ bản chụp phải nộp quy định tại khoản 1 Điều này, Chi cục Hải quan yêu cầuthương nhân xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
3. Thời hạn thương nhân nộp các chứngtừ cho Chi cục Hải quan:
Các chứng từ nêu trên phải nộp khi làmthủ tục đăng ký tờ khai hải quan, trừ các chứng từ sau:
a) Chứng thư giám định khối lượng: Phảinộp trong thời gian 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi bơm xong xăng, dầu từphương tiện vận tải xăng dầu lên kho hoặc lên phương tiện vận tải khác để vậnchuyển tiếp trong nội địa.
b) Thông báo kết quả kiểm tra nhà nướcvề chất lượng xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập: Phải nộp trong thời hạn không quá07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi bơm xong xăng dầu từ phương tiện vận tải xăngdầu lên kho hoặc lên phương tiện vận tải khác để vận chuyển tiếp trong nội địa.
c) Hóa đơn thương mại:
c.1) Nếu thương nhân chưa có Hóa đơnthương mại thì thương nhân phải nộp Hóa đơn tạm tính (Pro Forma Invoice) (bảnchính, bản fax hoặc bản Telex) tại thời điểm công chức hải quan đăng ký tờ khaihải quan; giám đốc (hoặc người được giám đốc ủy quyền) xác nhận, ký tên, đóngdấu và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thựcvề nội dung bản fax hoặc bản Telex.
c.2) Khi đăng ký tờ khai hải quan,trong trường hợp chưa có giá chính thức, thương nhân thực hiện nộp thuế theoquy định tại khoản 8, Điều 20 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013.
Thời hạn nộp chậm Hóa đơn thương mạibản chính không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
c.3) Trường hợp xăng dầu nhập khẩu vàtạm nhập chung 01 (một) hoá đơn thương mại (bản chính) thì thương nhân và côngchức hải quan thực hiện như sau:
c.3.1) Đối với xăng dầu nhập khẩu: Côngchức hải quan lưu hóa đơn thương mại bản chính do thương nhân nộp vào hồ sơnhập khẩu.
c.3.2) Đối với xăng dầu tạm nhập: Côngchức hải quan lưu hóa đơn thương mại bản chụp từ bản gốc đã lập do thương nhânnộp (có ký xác nhận của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền) vào hồ sơtạm nhập và ghi rõ trên tờ khai tạm nhập nội dung: “Hóa đơn thương mại bảnchính đã lưu vào hồ sơ nhập khẩu xăng dầu theo tờ khai hải quan số ... ngày…tháng … năm …”.
Điều6. Thời hạn nộp thuế đối với xăng dầu tạm nhập tái xuất
1. Xăng dầu kinh doanh tạm nhập, táixuất phải nộp thuế trước khi hoàn thành thủ tục tạm nhập xăng dầu.
2. Trường hợp chưa nộp thuế, nếu đượctổ chức tín dụng nhận bảo lãnh số tiền thuế phải nộp và đáp ứng điều kiện quyđịnh tại khoản 2, Điều 21 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013, thì đượcáp dụng thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng tối đa không quá 15(mười lăm) ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập tái xuất (không áp dụng chothời gian gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất) và không phải nộp tiền chậm nộptrong thời hạn bảo lãnh.
3. Trường hợp tái xuất ngoài thời hạnbảo lãnh thì phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn bảo lãnh đến ngàytái xuất hoặc đến ngày thực nộp thuế (nếu ngày thực nộp thuế trước ngày thựctái xuất).
4. Trường hợp đã được áp dụng thời hạnnộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng chuyển tiêu thụ nội địa thì phải nộp đủcác loại thuế, tính lại thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa chuyển tiêu thụ nộiđịa và phải tính tiền chậm nộp từ thời điểm hoàn thành thủ tục hải quan tạmnhập hàng hóa đến ngày thực nộp thuế.
Điều7. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập; Chi cụcHải quan quản lý doanh nghiệp mua xăng dầu theo quy định tại khoản 4, Điều 2Thông tư này
1. Niêm phong kho, phương tiện chứaxăng dầu sau khi thương nhân hoàn thành việc bơm xăng dầu vào kho, phương tiệnvận tải theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
2. Căn cứ văn bản đề nghị được gia hạnthời hạn xăng dầu tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam của thương nhân, Chicục Hải quan (nơi làm thủ tục tạm nhập) xem xét, chấp nhận gia hạn theo quyđịnh tại khoản 8 Điều 3 Thông tư này. Lãnh đạo Chi cục ký tên, đóng dấu trênvăn bản đề nghị của thương nhân và lưu hồ sơ theo quy định.
3. Căn cứ lượng xăng dầu tạm nhập trêntờ khai để lập phiếu theo dõi, trừ lùi khi làm thủ tục tái xuất.
4. Thực hiện theo quy định tại điểm e,khoản 4, Điều 16 Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 đối với xăng dầunhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu theo quyết định của cơquan kiểm tra nhà nước về chất lượng.
Trường hợp xăng dầu kinh doanh tạm nhậptái xuất được lưu trữ chung với xăng dầu kinh doanh cùng chủng loại, nếu cơquan kiểm tra nhà nước về chất lượng thông báo kết quả kiểm tra nhà nước vềchất lượng lô hàng không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thì thực hiện thủtục tái xuất (bao gồm cả cũ và mới) trong thời hạn quy định của pháp luật.
5. Theo dõi thương nhân thực hiện thanhkhoản tờ khai tạm nhập theo thời hạn quy định; thực hiện thanh khoản, hoàn thuếtờ khai tạm nhập theo quy định tại Điều 9 Thông tư này; xử lý các vấn đề liênquan đến nghĩa vụ thuế và vi phạm (nếu có) theo quy định hiện hành.
6. Vào ngày làm việc cuối cùng mỗitháng, Chi cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phốtrực tiếp quản lý về xăng dầu nhập khẩu, kết quả thanh khoản tờ khai tạm nhập(theo mẫu HQ01-CCNKXD; mẫu HQ02-CCTKTKTN ban hành kèm theo Thông tư này).
7. Mỗi quý, vào ngày 05 tháng đầutiên của quý tiếp theo, Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ báo cáoxăng dầu nhập khẩu, tạm nhập, kết quả thanh khoản tờ khai tạm nhập củacác Chi cục Hải quan trực thuộc có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Tổngcục Hải quan về xăng dầu nhập khẩu, kết quả thanh khoản tờ khai tạmnhập (theo mẫu HQ03-CNKXD; mẫu HQ04-CTKTKTN ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều8. Trách nhiệm của thương nhân
1. Đảm bảo nguyên trạng niêm phong hảiquan đối với kho, phương tiện chứa xăng dầu nhập khẩu trong thời gian chờ Thôngbáo kết quả giám định, kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng của lô hàng.
2. Trường hợp cơ quan kiểm tra thôngbáo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng xăng dầu nhập khẩu không đáp ứngyêu cầu nhập khẩu, thương nhân chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tạiđiểm e, khoản 4, Điều 16 Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009.
Trường hợp xăng dầu kinh doanh tạm nhậptái xuất được lưu trữ chung với xăng dầu kinh doanh cùng chủng loại, nếu cơquan kiểm tra nhà nước về chất lượng thông báo kết quả kiểm tra nhà nước vềchất lượng lô hàng không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thì thương nhânphải tiếp tục giữ nguyên trạng niêm phong hải quan (nếu có), nguyên trạng xăngdầu (bao gồm cả cũ và mới – nếu có) và thực hiện thủ tục tái xuất (bao gồm cảcũ và mới) trong thời hạn quy định của pháp luật.
3. Thực hiện thanh khoản tờ khai tạmnhập theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
4. Mỗi quý, vào ngày 15 tháng đầutiên của quý tiếp theo, thương nhân có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Tổng cụcHải quan về xăng dầu nhập khẩu, kết quả thanh khoản tờ khai tạm nhập (theo mẫuHQ05-DNNKXD; mẫu HQ06-DNTKTKTN ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều9. Hoàn thuế, không thu thuế tờ khai hải quan tạm nhập
Thủ tục hoàn thuế, không thu thuế xăngdầu kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện theo quy định tại Điều 118, Điều126, Điều 127, Điều 128, Điều 129 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013.
Chương III
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU XUẤT KHẨU, TÁI XUẤT
Điều10. Địa điểm làm thủ tục hải quan
1. Xăng dầu xuất khẩu được thực hiệnthủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.
2. Xăng dầu tái xuất được thực hiện thủtục hải quan tại Chi cục Hải quan nơi đã làm thủ tục tạm nhập chính lô xăng dầuđó; hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi thương nhân có hệ thống khonội địa chứa xăng dầu nhập khẩu, tái xuất.
3. Xăng dầu xuất khẩu, tái xuất qua cửakhẩu để xuất ra nước ngoài là cửa khẩu quốc tế.
Điều11. Hồ sơ hải quan
1. Hồ sơ hải quan đối với xuất khẩuxăng dầu:
a) Chứng từ phải nộp:
- Tờ khai hải quan xuất khẩu: 02bản chính;
- Hợp đồng bán hàng và phụ lục hợp đồng(nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Hóa đơn thương mại: 01 bản chính;
- Văn bản nêu rõ nguồn gốc xăng dầuxuất khẩu (nguồn do thương nhân nhập khẩu hoặc mua của thương nhân đầu mối nhậpkhẩu hoặc lấy từ nguồn sản xuất, pha chế xăng dầu): 01 bản chính;
- Văn bản xác nhận của Bộ Công Thươngvề đăng ký kế hoạch sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm xăngdầu: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhậpkhẩu xăng dầu: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp (nộp lần đầu);
- Chứng thư giám định khối lượngđối với trường hợp quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 3 Thông tư này: 01 bảnchụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Chứng thư giám định về chủng loại hoặcPhiếu kết quả thử nghiệm của thương nhân kinh doanh xăng dầu (thương nhân chịutrách nhiệm trước pháp luật về nội dung Phiếu kết quả thử nghiệm): 01 bản chụpcó đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp.
b) Trường hợp có nghi vấn đối với chứngtừ bản chụp phải nộp quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này, Chi cục Hải quanyêu cầu thương nhân xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
2. Hồ sơ hải quan đối với tái xuất xăngdầu:
a) Chứng từ phải nộp:
- Tờ khai hải quan xuất khẩu: 02 bảnchính;
- Tờ khai hải quan nhập khẩu của lôhàng tạm nhập: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Hợp đồng bán hàng và phụ lục hợp đồng(nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhậpkhẩu xăng dầu: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp (nộp lần đầu);
- Chứng thư giám định khối lượng đốivới trường hợp quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 3 Thông tư này: 01 bản chụp cóđóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Chứng thư giám định về chủng loại hoặcPhiếu kết quả thử nghiệm của thương nhân kinh doanh xăng dầu (thương nhân chịutrách nhiệm trước pháp luật về nội dung Phiếu kết quả thử nghiệm): 01 bản chụpcó đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp.
Đối với trường hợp cung ứng xăng dầu(tái xuất) cho tàu biển quốc tịch nước ngoài neo đậu tại cảng biển, cảng sôngquốc tế chạy tuyến quốc tế xuất cảnh và tàu biển quốc tịch Việt Nam chạy tuyếnquốc tế xuất cảnh, thương nhân phải nộp thêm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhhoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thương nhân có ngành nghề kinhdoanh dịch vụ cung ứng tàu biển hoặc Hợp đồng đại lý với thương nhân có ngànhnghề kinh doanh dịch vụ cung ứng tàu biển: 01 bản chụp từ bản chính (nộp lầnđầu);
- Đơn đặt hàng (order) của thuyềntrưởng hoặc chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu hoặc doanh nghiệp quản lý khai thác tàu(trường hợp không có hợp đồng bán hàng thì thương nhân không phải nộp hợp đồngbán hàng theo quy định tại điểm a, khoản này): 01 bản chính; bản fax; email;telex có xác nhận của giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền ký tên, đóngdấu và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của chứngtừ. Trong Đơn đặt hàng phải thể hiện rõ nội dung: định mức khối lượng xăng dầuchạy chặng nội địa (đối với các trường hợp tàu biển có đi chặng nội địa), địnhmức khối lượng xăng dầu chạy tuyến quốc tế; hành trình tàu; lượng xăng dầu dựkiến sử dụng; cam kết về tính chính xác và sử dụng lượng xăng dầu đúng mụcđích;
- Thương nhân có trách nhiệm khai rõtên, loại, số hiệu phương tiện tàu mua xăng dầu từ nguồn tạm nhập trên tờ khaihải quan.
b) Trường hợp có nghi vấn đối với chứngtừ bản chụp phải nộp quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này, Chi cục Hải quanyêu cầu thương nhân xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Điều12. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất xăngdầu
1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài khoangchứa xăng dầu của phương tiện vận tải, nếu không có nghi vấn và đáp ứng điềukiện niêm phong hải quan thì thương nhân được bơm xăng dầu vào phương tiện vậntải.
Trường hợp xác định khối lượng bằngBarem thì công chức hải quan phải kiểm tra tình trạng bên trong khoang chứaxăng dầu trước khi thương nhân bơm xăng dầu.
2. Sau khi thương nhân kết thúc việcbơm xăng dầu vào khoang chứa của phương tiện vận tải, công chức hải quan thựchiện niêm phong các khoang chứa của phương tiện vận tải theo quy định.
3. Trường hợp xăng dầu xuất khẩu, táixuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất để xuất ra nướcngoài hoặc xăng dầu cung ứng (tái xuất) theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều2 Thông tư này thì Chi cục Hải quan lập Biên bản bàn giao xăng dầu xuất khẩu,tái xuất và niêm phong hồ sơ xuất khẩu, tái xuất theo quy định đối với hàngchuyển cửa khẩu; trên Biên bản bàn giao hàng hóa phải mô tả cụ thể tình trạnghàng hóa (tên hàng, chủng loại hàng, trọng lượng hàng); ngày, giờ phương tiệnvận chuyển xăng dầu xuất phát; tên, ký hiệu, đặc điểm của phương tiện; tuyếnđường vận chuyển; niêm phong hải quan; theo dõi phản hồi thông tin từ Chi cụcHải quan cửa khẩu xuất, từ Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp quy định tạikhoản 4 Điều 2 Thông tư này.
4. Thực hiện giám sát cho đến khi xăngdầu được giao toàn bộ cho tàu biển đối với xăng dầu cung ứng cho tàu biển.
Khi giám sát xong việc giao xăng dầucho tàu biển, công chức hải quan yêu cầu thương nhân nộp bản chính Biên bảngiao nhận giữa thương nhân với thuyền trưởng; chủ tàu; đại lý chủ tàu; doanhnghiệp quản lý khai thác tàu. Căn cứ khối lượng xăng dầu trên Biên bản giaonhận và hồi báo về việc tàu đã thực xuất cảnh của Chi cục Hải quan cửa khẩu nơitàu xuất cảnh ra nước ngoài (đối với trường hợp tàu xuất cảnh tại cửa khẩu khácvới cửa khẩu nơi tàu neo đậu), công chức hải quan có trách nhiệm xác nhận “Hànghóa đã xuất khẩu” trên tờ khai hải quan về lượng xăng dầu đã tái xuất theo quyđịnh.
5. Phối hợp với Chi cục Hải quan cửakhẩu xuất để xử lý đối với trường hợp xăng dầu cung ứng (tái xuất) cho tàu biểnnhưng vì lý do khách quan tàu biển không tiếp nhận được lượng xăng dầu theo hợpđồng mua bán hoặc theo đơn đặt hàng (order) và ít hơn so với lượng xăng dầu đãkhai báo trên tờ khai tái xuất quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.
6. Tính thuế, thu thuế đối với phầnxăng dầu đã làm thủ tục tái xuất cho tàu biển chạy chặng nội địa trong hànhtrình chạy tuyến quốc tế hoặc tàu biển đã xuất cảnh nhưng vì lý do khách quan tàubiển không xuất cảnh để chạy tuyến quốc tế hoặc đã làm thủ tục xuất cảnh nhưngthay đổi lịch trình (có thêm chặng nội địa). Thời điểm tính thuế là thời điểmmở tờ khai tái xuất.
7. Chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợpvới Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất trong việc bàn giao, quản lý và giám sát quátrình vận chuyển xăng dầu tạm nhập tái xuất.
8. Trên cơ sở Đơn đặt hàng do thươngnhân nộp, Chi cục Hải quan thực hiện theo dõi, định kỳ hoặc đột xuất kiểm trađịnh mức xăng dầu; phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, cơ quan giámđịnh để xử lý vi phạm khi thương nhân có vi phạm về định mức.
9. Vào ngày làm việc cuối cùng mỗitháng, Chi cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phốtrực tiếp quản lý về xăng dầu xuất khẩu (theo mẫu HQ07-CCXKXD ban hành kèm theoThông tư này).
10. Mỗi quý, vào ngày 05 thángđầu tiên của quý tiếp theo, Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ báocáo xăng dầu xuất khẩu của các Chi cục Hải quan trực thuộc có tráchnhiệm tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan về xăng dầu xuất khẩu (theo mẫuHQ08-CXKXD ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều13. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất; Chi cục Hải quan quản lýdoanh nghiệp mua xăng dầu theo quy định tại khoản 4, Điều 2 Thông tư này:
1. Xăng dầu xuất khẩu, tái xuất qua cửakhẩu quốc tế:
a) Tiếp nhận biên bản bàn giao và hồ sơhải quan (bản fax) do Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất chuyểnđến.
b) Kiểm tra niêm phong hải quan bồn,bể, khoang chứa xăng dầu của phương tiện vận tải. Trường hợp còn nguyên niêmphong thì thực hiện giám sát việc xuất hàng qua cửa khẩu, đảm bảo toàn bộ lôhàng phải thực xuất qua biên giới.
c) Trường hợp phát hiện niêm phongkhông còn nguyên vẹn, niêm phong giả hoặc có dấu hiệu vi phạm về sự thay đổikhối lượng, trọng lượng, chủng loại xăng dầu thì Chi cục trưởng Chi cục Hảiquan yêu cầu người khai hải quan tiến hành giám định khối lượng, trong lượng,chủng loại lô hàng. Nếu kết quả giám định đúng với bộ hồ sơ thì lập biên bảnxác nhận, thực hiện giám sát việc xuất hàng qua cửa khẩu. Nếu kết quả giám địnhxác định có thay đổi về khối lượng, trọng lượng, chủng loại thì lập biên bản viphạm và xử lý theo quy định của pháp luật.
d) Thực hiện việc luân chuyển hồ sơ lôhàng cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất theo đúng quyđịnh về hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu.
e) Khi phương tiện vận chuyển xăng dầuxuất khẩu, tái xuất quay về, công chức hải quan phải tiến hành kiểm tra phươngtiện vận tải nhập cảnh theo quy định nhằm phát hiện hàng nhập lậu hoặc xăng dầukhông xuất khẩu, tái xuất hết quay lại tiêu thụ trong nội địa.
2. Tiếp nhận thông báo của thuyềntrưởng; chủ tàu; đại lý chủ tàu; doanh nghiệp quản lý khai thác tàu về nội dungquy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư này; căn cứ quy định về các phương thứcgiám sát hải quan và trên cơ sở thực tế, thực hiện giám sát tàu bằng phươngthức phù hợp; thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất lô xăngdầu để cùng phối hợp xử lý.
3. Thực hiện hồi báo về việc tàu biểnđã thực xuất cảnh cho Chi cục Hải quan làm thủ tục tái xuất xăng dầu (đối vớitrường hợp tàu xuất cảnh tại cửa khẩu khác với cửa khẩu nơi tàu neo đậu).
4. Xăng dầu cung ứng (tái xuất) chodoanh nghiệp quy định tại khoản 4, Điều 2 Thông tư này:
Chi cục Hải quan nơi quản lý doanhnghiệp thực hiện các công việc quy định tại khoản 1 Điều này và điểm e, khoản10 Điều 3 Thông tư này.
5. Lượng xăng dầu của 01 tờ khai xuấtkhẩu, tái xuất phải xuất hết trong 01 lần qua một cửa khẩu hoặc cho doanhnghiệp quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này (trừ xăng dầu cung ứng cho tàubay được quy định tại Chương V Thông tư này).
Trường hợp xăng dầu cung ứng (tái xuất)cho tàu biển nhưng vì lý do khách quan tàu biển không tiếp nhận được lượng xăngdầu theo hợp đồng mua bán hoặc theo Đơn đặt hàng (order) và ít hơn so với lượngxăng dầu đã khai báo trên tờ khai tái xuất thì công chức hải quan thực hiệnnhiệm vụ giám sát có trách nhiệm xác nhận trên tờ khai tái xuất về lượng xăngdầu thực tế đã tái xuất và yêu cầu thương nhân nộp bản chính biên bản giao nhậnxăng dầu giữa thương nhân với thuyền trưởng; chủ tàu; đại lý chủ tàu; doanhnghiệp quản lý khai thác tàu.
Điều14. Trách nhiệm của thương nhân, thuyền trưởng, chủ tàu, đại lý chủ tàu, doanhnghiệp quản lý khai thác tàu.
1. Đảm bảo giữ nguyên trạng hàng hóa,niêm phong hải quan và hồ sơ hải quan trong quá trình vận chuyển đến cửa khẩuxuất, đến các doanh nghiệp quy định tại khoản 4, Điều 2 Thông tư này.
2. Trường hợp xăng dầu tái xuất qua cửakhẩu khác cửa khẩu nơi làm thủ tục tái xuất, thương nhân chịu trách nhiệm vậnchuyển đúng tuyến đường, đúng điểm dừng, thời gian, cửa khẩu đã đăng ký với cơquan Hải quan và đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan. Thời gianvận chuyển xăng dầu sau khi được bơm lên phương tiện vận tải vận chuyển xăngdầu tái xuất đến cửa khẩu tái xuất không quá 05 (năm) ngày.
Trường hợp vì lý do khách quan khôngthể vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường, thời gian thì thương nhân phải có vănbản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và Chi cục Hải quan cửakhẩu xuất biết để theo dõi, giám sát.
3. Đối với tàu biển quốc tịch Việt Namchạy tuyến quốc tế xuất cảnh: Mỗi lần thương nhân cung ứng xăng dầu (tái xuất)chỉ được cung ứng đúng lượng xăng dầu theo Đơn đặt hàng (order) của thuyềntrưởng; chủ tàu; đại lý chủ tàu; doanh nghiệp quản lý khai thác tàu hoặc hợpđồng đã ký giữa thương nhân cung ứng và chủ tàu; đại lý chủ tàu; doanh nghiệpquản lý khai thác tàu (nếu có).
4. Nộp các loại thuế theo quy định đốivới lượng xăng dầu chạy tuyến nội địa theo Đơn đặt hàng của thuyền trưởng; chủtàu; đại lý chủ tàu; doanh nghiệp quản lý khai thác tàu đã đăng ký với cơ quanhải quan.
5. Trường hợp xăng dầu cung ứng (đã làmthủ tục tái xuất) cho tàu biển nhưng vì lý do khách quan tàu biển không xuấtcảnh chạy tuyến quốc tế hoặc có xuất cảnh nhưng chạy thêm chặng nội địa thìthuyền trưởng; chủ tàu; đại lý chủ tàu; doanh nghiệp quản lý khai thác tàu cótrách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất xăng dầu,Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất (đối với trường hợp tàu biển xuất cảnh tại cửakhẩu khác với cửa khẩu nơi làm thủ tục tái xuất) biết để được giải quyết cácthủ tục tiếp theo và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thôngbáo và nội dung thông báo này.
Thương nhân có trách nhiệm nộp các loạithuế các loại theo quy định đối với lượng xăng dầu đã làm thủ tục tái xuấtnhưng sử dụng chạy chặng nội địa.
6. Mỗi quý, vào ngày 15 tháng đầutiên của quý tiếp theo, thương nhân có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Tổng cụcHải quan về xăng dầu xuất khẩu (theo mẫu HQ09- DNXKXD ban hành kèm theo Thôngtư này).
Chương IV
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU TẠM NHẬP CHUYỂN TIÊU THỤNỘI ĐỊA
Điều15. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa xăngdầu thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập.
Điều16. Hồ sơ hải quan:
- Đơn đề nghị được chuyển tiêu thụ nộiđịa xăng dầu của doanh nghiệp: 01 bản chính;
- Tờ khai hải quan nhập khẩu: 02 bảnchính. Tại ô chứng từ đi kèm trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu, thương nhân ghirõ lượng xăng dầu chuyển tiêu thụ nội địa của tờ khai tạm nhập số …;
- Tờ khai hải quan tạm nhập của lôhàng: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước vềchất lượng xăng dầu hoặc Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng xăngdầu khi làm thủ tục tạm nhập: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanhnghiệp.
Điều17. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục chuyển tiêu thụ nội địaxăng dầu
1. Căn cứ văn bản cho phép chuyển tiêuthụ nội địa của Cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, thực hiện các bước làmthủ tục hải quan cho lô hàng xăng dầu chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định đốivới hàng hóa nhập khẩu thương mại.
2. Thực hiện tính thuế, thu thuế cácloại.
Điều18. Trách nhiệm của thương nhân
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 15,Điều 16 Thông tư này.
2. Thực hiện các nghĩa vụ về thuế theoquy định của pháp luật.
Chương V
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU XUẤT KHẨU, TÁI XUẤT CHOTÀU BAY
Thương nhân được áp dụng hình thức đăngký tờ khai một lần để xuất khẩu nhiều lần hoặc tái xuất nhiều lần: Thương nhânkhai 01 tờ khai cho tất cả các hãng Hàng không quốc tế hoặc 01 tờ khai cho cáctàu bay Việt Nam thực hiện các chuyến bay quốc tế xuất cảnh. Thời hạn hiệu lựccủa tờ khai theo quy định của pháp luật.
1. Đối với tái xuất xăng dầu:
a) Chứng từ phải nộp:
Khi giao hàng cho tàu bay, thương nhânphải nộp hoặc xuất trình cho Chi cục Hải quan các chứng từ sau:
- Tờ khai hải quan xuất khẩu: 02 bảnchính;
- Tờ khai hải quan của lô hàng tạmnhập: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Hợp đồng bán hàng và phụ lục hợp đồng(nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhậpkhẩu xăng dầu: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp (nộp lần đầu);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhhoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thương nhân có ngành nghề kinhdoanh dịch vụ cung ứng tàu bay hoặc Hợp đồng đại lý với thương nhân có ngànhnghề kinh doanh dịch vụ cung ứng tàu bay: 01 bản chụp từ bản chính (nộp lầnđầu);
- Hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho:01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Đơn đặt hàng (order) của doanh nghiệpquản lý khai thác tàu bay (trường hợp không có hợp đồng bán hàng thì thươngnhân không phải nộp hợp đồng bán hàng theo quy định tại khoản a Điều này): 01bản chính; bản fax; email; telex có xác nhận của giám đốc hoặc người được giámđốc ủy quyền ký tên, đóng dấu và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật vềtính hợp pháp của chứng từ. Trong Đơn đặt hàng phải thể hiện rõ nội dung: địnhmức khối lượng xăng dầu bay chặng nội địa (đối với các trường hợp tàu bay xuấtcảnh có bay chặng nội địa), định mức khối lượng xăng dầu bay chuyến quốc tế;hàng trình tàu; lượng xăng dầu dự kiến sử dụng; cam kết về tính chính xác và sửdụng lượng xăng dầu đúng mục đích;
- Thương nhân có trách nhiệm khai rõtên, loại, số hiệu phương tiện tàu bay mua xăng dầu từ nguồn tạm nhập trên tờkhai hải quan.
b) Trường hợp có nghi vấn đối với chứngtừ bản chụp phải nộp quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này, Chi cục Hải quanyêu cầu thương nhân xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
2. Đối với xuất khẩu xăng dầu:
a) Chứng từ phải nộp cho Chi cục Hảiquan:
- Tờ khai hải quan đã đăng ký: 02 bảnchính;
- Hợp đồng mua xăng dầu sản xuất trongnước hoặc xăng dầu có nguồn gốc nhập khẩu: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận củadoanh nghiệp;
- Hợp đồng bán xăng dầu cho tàu bay vàphụ lục hợp đồng (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Hoá đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho:01 bản chính;
- Bản định mức khối lượng xăng dầu baychặng nội địa: 01 bản chính (đối với trường hợp tàu bay xuất cảnh có bay chặngnội địa).
Trường hợp thương nhân làm thủ tục lầnđầu tại Chi cục Hải quan thì nộp thêm các giấy tờ sau:
- Văn bản xác nhận của Bộ Công thươngvề đăng ký kế hoạch sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm xăngdầu: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhậpkhẩu xăng dầu: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp.
b) Trường hợp có nghi vấn đối với chứngtừ bản chụp phải nộp quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này, Chi cục Hải quanyêu cầu thương nhân xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Điều21. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan
1. Sau khi thương nhân giao hàng từngchuyến, Chi cục Hải quan xác nhận trên Hóa đơn; Phiếu xuất kho “Hàng hóa đãxuất khẩu” và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định đối với đăng ký tờ khaimột lần.
2. Trường hợp cung ứng xăng dầu cho tàubay Việt Nam xuất cảnh nhưng có dừng tại một sân bay nội địa:
a) Công chức hải quan tiếp nhận từ Hãnghàng không bản định mức xăng dầu sử dụng bay chặng nội địa (Hãng hàng khônghoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về định mức này).
b) Căn cứ định mức xăng dầu sử dụng baychặng nội địa, công chức giám sát xác nhận lượng xăng dầu thực tái xuất tính từsân bay mà tàu bay xuất cảnh.
c) Tính thuế, thu thuế đối với phầnxăng dầu đã làm thủ tục tái xuất cho tàu bay bay chạy chặng nội địa trong hànhtrình chạy tuyến quốc tế.
3. Thanh khoản tờ khai:
a) Chi cục Hải quan (nơi làm thủ tụctạm nhập xăng dầu) thanh khoản tờ khai tạm nhập theo quy định.
b) Biện pháp thanh khoản tờ khai bằngcách cộng dồn lượng xăng dầu thực xuất trong các Hóa đơn bán hàng; Phiếu xuấtkho và phiếu theo dõi; ghi kết quả “Hàng hóa đã xuất khẩu” vào tờ khai hàng hóaxuất khẩu (ô xác nhận của hải quan giám sát).
Chương VI
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU KINH DOANH CHUYỂN KHẨU
1. Xăng dầu kinh doanh chuyển khẩu đượcvận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu ViệtNam thì không phải làm thủ tục hải quan.
2. Xăng dầu kinh doanh chuyển khẩu đượcvận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có qua cửa khẩu Việt Nam nhưngkhông đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hóa tạicảng Việt Nam: Cơ quan Hải quan thực hiện việc giám sát hàng hóa cho đến khixăng dầu thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
3. Xăng dầu được vận chuyển từ nướcxuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoạiquan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hảiquan theo quy định đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vựctrung chuyển hàng hóa tại cảng Việt Nam.
Chương VII
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤTVÀ PHA CHẾ XĂNG DẦU
1. Đối với nguyên liệu nhập khẩu để sảnxuất và pha chế xăng dầu xuất khẩu thực hiện theo quy định quản lý đối vớinguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Về hồ sơ hải quan: Ngoài các giấy tờphải nộp và xuất trình theo quy định đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sảnxuất hàng xuất khẩu thì thương nhân phải nộp, xuất trình các giấy tờ liên quantheo quy định tại Điều 5 Thông tư này (trừ giấy thông báo kết quả hoặc giấyđăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng nguyên liệu nhập khẩu không phải nộp),nộp bản đăng ký kế hoạch sản xuất, pha chế, nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụsản phẩm xăng, dầu của thương nhân có xác nhận của Bộ Công Thương (01 bản chụptừ bản chính có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp; xuất trình bản chính đểcông chức Hải quan kiểm tra, đối chiếu).
2. Đối với nguyên liệu nhập khẩu để sảnxuất, chế biến xăng dầu tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại chương IIThông tư này.
Chương VIII
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ GIA CÔNGXUẤT KHẨU XĂNG DẦU
Đối với nguyên liệu nhập khẩu để giacông xuất khẩu xăng dầu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 117/2011/TT-BTCngày 15/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa giacông với thương nhân nước ngoài.
Về hồ sơ hải quan: Ngoài các giấy tờphải nộp và xuất trình theo quy định đối với hàng hóa gia công với thương nhânnước ngoài thì thương nhân phải nộp, xuất trình các giấy tờ liên quan theo quyđịnh tại Điều 5 Thông tư này (trừ giấy thông báo kết quả hoặc giấy đăng ký kiểmtra nhà nước về chất lượng nguyên liệu nhập khẩu không phải nộp).
Chương IX
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từngày 25 tháng 11 năm 2013.
2. Bãi bỏ Thông tư số 165/2010/TT-BTCngày 26/10/2010; Thông tư số 126/2011/TT-BTC ngày 07/9/2011 và các nội dunghướng dẫn về thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhậptái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu;nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu xăng dầu do Bộ Tài chính ban hànhtrước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không phù hợp với hướng dẫn tạiThông tư này.
3. Chính sách thuế đối với xăng dầuxuất khẩu, nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu;nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu xăng dầu được thực hiện theo hướngdẫn tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC theo từng loại hình, trường hợp tương ứng.
4. Các trường hợp tạm nhập xăng dầu,nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu và gia công xuất khẩu xăng dầu vàothời điểm Thông tư số 165/2010/TT-BTC và Thông tư số 126/2011/TT-BTC có hiệulực thi hành nhưng thanh khoản vào thời điểm Thông tư này có hiệu lực thìthương nhân được lựa chọn thanh khoản theo hướng dẫn tại Thông tư số165/2010/TT-BTC hoặc thanh khoản theo hướng dẫn tại Thông tư này.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu cácvăn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thếthì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
6. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quanchỉ đạo Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chứcquản lý, theo dõi và triển khai thực hiện nội dung quy định tại Thông tư này.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị phản ánh kịpthời Bộ Tài chính (qua Tổng cục Hải quan) để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: -Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng CP; | KT. BỘ TRƯỞNG
|
VĂN BẢN KHÁC
Số 11/2012/QH13- 20/06/2012
Số 104/2011/NĐ-CP- 16/11/2011
Số 46/2012/NĐ-CP- 22/05/2012
Số 43/2013/TT-BTC- 18/04/2013
22/2015/TT-BKHCN- 11/11/2015
48/2016/TT-BTC- 17/03/2016
1852/QĐ-BCT- 16/05/2016
Số 90/2016/TTLT-BTC-BCT- 24/06/2016