Giá dầu mở cửa ngày giao dịch đầu tuần ngày 5/2 với lực bán chiếm ưu thế, nhưng sau đó đã đảo chiều tăng mạnh trở lại vào cuối phiên. Nguyên nhân chính là do bối cảnh căng thảng địa chính trị chưa cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt như thị trường mong đợi. Ngoài ra, việc Tổ chức hợp tác và ohát triển (OECD) đánh giá tích cực về nền kinh tế cũng hỗ trợ cho giá dầu.
Giá dầu ghi nhận những biến động rất mạnh trong ngày giao dịch 1/2, trước hàng loạt thông tin quan trọng liên quan tới thoả thuận ngừng bắn giữa Hamas – Israel, và cuộc họp trực tuyến của nhóm OPEC+. Kết phiên, giá dầu lao dốc về mức thấp nhất trong hơn 1 tuần qua. Dầu WTI đánh mất 2,68% giá trị xuống còn 73,82 USD/thùng. Dầu Brent giảm 2,3% xuống 78,7 USD/thùng.
Kết thúc ngày giao dịch cuối cùng của tháng 1 ngày 31/1, giá dầu lao dốc mạnh mẽ khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục cho thấy đà phục hồi chậm chạp. Cùng với đó, nhu cầu tại Mỹ cũng gây thất vọng cho thị trường, khi tồn kho dầu bất ngờ tăng trái chiều với dự báo.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/1, giá dầu đảo ngược mức giảm trong nửa đầu phiên giao dịch, bật tăng mạnh mẽ trở lại vào nửa cuối phiên trước các rủi ro địa chính trị tại khu vực Trung Đông và các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt lên dầu mỏ của Venezuela. Ngoài ra, đánh giá tích cực của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong báo cáo mới nhất cũng đã hỗ trợ tích cực cho giá dầu.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/1, giá dầu hạ nhiệt sau khi đạt mức cao nhất trong vòng hai tháng, do khủng hoảng bất động sản Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về đà tăng trưởng kinh tế, và mức độ tiêu thụ nhiên liệu trong tương lai của quốc gia này. Trong khi đó, nguồn cung tạm thời vẫn chưa gặp gián đoạn quá lớn nào bất chấp căng thẳng tại khu vực Trung Đông.
Kết thúc ngày giao dịch 25/1, giá dầu tăng khoảng 3% lên mức cao nhất trong gần hai tháng sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng vượt dự kiến trong quý IV/2023, thúc đẩy triển vọng tích cực về nhu cầu tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Ngoài ra, căng thẳng tại Biển Đỏ tiếp tục leo thang làm gia tăng rủi ro gián đoạn thương mại toàn cầu, cũng góp phần củng cố lực mua trên thị trường.