Kết thúc ngày giao dịch 21/2, giá dầu bật tăng khoảng 1% do lo ngại nguồn cung toàn cầu thắt chặt. Ngoài ra, căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông gia tăng cũng là động lực thúc đẩy lực mua trên thị trường.
Kết thúc ngày giao dịch 20/2, giá dầu suy yếu từ mức cao nhất trong ba tuần do lo ngại về nhu cầu toàn cầu bù đắp cho rủi ro địa chính trị tại Trung Đông. Chốt phiên, giá dầu WTI giảm 1,81% xuống 77,04 USD/thùng. Dầu Brent giảm 1,46% xuống 82,34 USD/thùng.
Kết thúc ngày giao dịch đầu tuần 19/2, giá dầu duy trì đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp lên mức cao nhất trong ba tuần. Căng thẳng địa chính trị dai dẳng làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung toàn cầu, vẫn đang là yếu tố hỗ trợ chính cho giá.
Kết thúc tuần giao dịch 12 - 18/2, giá dầu ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông ngày càng được đẩy lên cao. Ngoài ra, lo ngại nguồn cung toàn cầu thắt chặt cũng góp phần thúc đẩy lực mua trên thị trường.
Giá dầu diễn biến tương đối giằng co trong ngày giao dịch 15/2. Áp lực bán duy trì mạnh mẽ vào đầu phiên do triển vọng nhu cầu kém tích cực. Tuy nhiên, sự suy yếu của đồng USD sau dữ liệu kinh tế yếu của Mỹ đã thúc đẩy lực mua quay trở lại thị trường, kéo giá dầu bật tăng hơn 1% về cuối phiên.
Kết thúc ngày giao dịch 14/2, giá dầu chấm dứt chuỗi tăng bảy phiên liên tiếp khi tồn kho dầu Mỹ tăng mạnh làm gia tăng mối lo ngại về nhu cầu tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Ngoài ra, mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng có nguy cơ xảy ra đối với Mỹ, có thể làm giảm nhu cầu dầu ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng góp phần gây sức ép lên giá.