Giá dầu bật tăng trở lại trong tuần vừa rồi, khi thị trường lo ngại châu Âu sẽ gia tăng lệnh cấm vận lên ngành năng lượng Nga. Cụ thể, dầu WTI kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 8.84% lên 106.95 USD/thùng trong khi giá dầu Brent kỳ hạn tháng 6/2022 tăng 8.68% lên 111.7 USD/thùng.
Dầu thô phục hồi sau khi liên tục tiến sát mốc 100 USD/thùng trong các phiên giao dịch đầu tuần. Các lệnh phong tỏa chưa được dỡ bỏ tại Trung Quốc khiến cho lo ngại về nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu sụt giảm tăng dần lên. Báo cáo tháng của các cơ quan năng lượng lớn như Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC đều hạ dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới trong năm 2022. Trong số đó, EIA đưa ra điều chỉnh giảm mạnh nhất, ở mức 800,000 thùng/ngày.
Tuy vậy, giá nhanh chóng phục hồi và quay trở lại đà tăng sau các thông tin cho biết các quốc gia châu Âu cân nhắc việc đưa các lệnh cấm vận nhập khẩu dầu từ Nga vào các gói trừng phạt mới. Một lần nữa, lo ngại về thiếu hụt nguồn cung gia tăng trở lại, với IEA cảnh báo từ tháng 5 mức thiếu hụt dầu từ Nga có thể lên đến 3 triệu thùng/ngày. Lo ngại này làm lu mờ các số liệu trong báo cáo tồn kho dầu hàng tuần của EIA, cho biết tồn kho dầu thô thương mại tại Mỹ tăng mạnh 9.4 triệu thùng trong tuần vừa rồi. Phó Thủ tướng Nga cũng đã lên tiếng cảnh báo nếu các nước EU thực sự thiết lập lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga, giá các mặt hàng năng lượng có thể nhanh chóng phá bỏ các đỉnh kỷ lục cũ. Với tồn kho dầu thế giới đã liên tục giảm trong vòng 14 tháng, không khó để thấy rủi ro giá tăng tương đối cao.
Bên cạnh đó, các gián đoạn trong nguồn cung đã gia tăng trở lại, với 2 cảng xuất khẩu dầu của Libya ngừng hoạt động do một loạt các cuộc biểu tình. Quốc gia này liên tiếp chịu ảnh hưởng của các bất ổn chính trị từ cuối năm 2021 và ảnh hưởng liên tục đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu thô, bất chấp đây là thành viên OPEC có trữ lượng dầu nhiều nhất khu vực Bắc Phi.
Thị trường hiện vẫn chưa tìm được giải pháp để bổ sung nguồn cung ổn định. Theo số liệu của Baker Hughes, trong tuần kết thúc ngày 15/4, số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ chỉ tăng 2 chiếc lên 548.
Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị
Tuần này, hợp đồng dầu WTI sẽ chuyển kỳ hạn sang tháng 06/2022. Trên biểu đồ ngày, giá đã vượt qua kháng cự tại vùng 106.4 USD/thùng và các tín hiệu kỹ thuật đang khá tích cực, với đường MACD đã cắt hẳn lên trường đường Signal trong khi dỉa Bollinger Bands có dấu hiệu thu hẹp cạnh dưới. Có thể canh mua khi giá điều chỉnh về vùng 107 USD/thùng và kỳ vọng chốt lời khoảng 2 USD/tuần.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
TIN KHÁC
Thị trường năng lượng và kim loại phản ứng với quyết định của FED(23/09/2024)
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt giảm sâu(09/09/2024)
Giá dầu giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại nguồn cung(10/07/2024)
Giá dầu nối đà hồi phục(28/06/2024)
Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung(18/06/2024)