Dầu thô tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần do lo ngại về nguồn cung giảm từ Libya. Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI kỳ hạn tháng 6 tăng 0.1.16% lên 107.61 USD/thùng trong khi giá Brent kỳ hạn tháng 07 tăng 1.03% lên 111.94 USD/thùng.
Mở cửa phiên, giá đã bật tăng trước lo ngại về nguồn cung sụt giảm từ phía Libya, do các cuộc biểu tình diễn ra ở nước này. Teho thông tin mới nhất, mọt loạt các cơ sở dầu khí của Công ty Dầu Quốc gia Libya phải đóng cửa và tuyên bố bố tình trạng bất khả kháng tại mỏ dầu El Sharara và El Feel, với công suất lần lượt là 300,000 thùng/ngày và 700,000 thùng/ngày. Theo ước tính, điều này sẽ ảnh hưởng đến gần 40% sản lượng của Libya, tức gần 400,000 thùng/ngày. Ngoài ra, một số cảng xuất khẩu cũng đang phải đóng cửa. Cuối năm 2021, các cuộc biểu tình xẩy ra liên tục cũng gây thiệt hại cho sản lượng dầu ở mức 100,000 thùng/ngày.
Thông tin này, bên cạnh sản lượng sụt giảm sẵn tại Nga khiến cho lo ngại về sự bất ổn nguồn cung dầu toàn cầu gia tăng. Theo dữ liệu từ Interfax, sản lượng dầu trong nửa đầu tháng 04/2022 giảm 7.5% so với cùng kỳ tháng 3. Vì vậy, với nguồn cung thắt chặt như hiện tại, bất cứ sự cố nào cũng có thể gây tác động mạnh lên giá. Nhất là khi Liên minh Châu Âu EU vẫn đang cân nhắc về một lệnh cấm vận lên hoạt động xuất khẩu dầu của Nga.
Trong khi đó, sản lượng từ các thành viên khác trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh OPEC+ khó có thể tăng lên để bù đắp vào lượng thiếu hụt từ Nga. Các trao đổi gần đây giữa người đứng đầu 2 nước Saudi Arabia và Nga gợi ý chính sách sản lượng của nhóm sẽ không thay đổi. Đây là 2 quốc gia được xem là có vai trò đứng đầu và dẫn dắt chính sách sản lượng cho 23 thành viên trong nhóm. Trong khi đó, chưa có dấu hiệu cho thấy chính sách ngoại giao của Mỹ với 2 nước chịu cấm vận hiện tại là Venezuela và Iran sẽ nhanh chóng thay đổi và đem đến nguồn cung mới cho thị trường.
Tuy vậy, đà tăng bị hạn chế một phần do các thông tin tiêu cực từ phía Trung Quốc. Mặc dù số liệu GDP và đầu tư, sản xuất trong quý I đều tốt hơn so với kỳ vọng, tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo từ cuối tháng 3 trở đi tình hình thực tế có thể xấu đi rất nhiều, do nước này tiếp tục mạnh tay thực hiện chiến dịch Zero-Covid. Sự xuất hiện các ca tử vong đầu tiên do Covid-19 tại Thượng Hải có thể khiến cho chính phủ khu vực này khó có thể mở cửa thành phố sớm.
Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị
Ngày hôm nay nhiều khả năng sẽ không có các thông tin cơ bản mới, do đó giá có thể sẽ đi theo các tín hiệu kỹ thuật. Trên biểu đồ ngày, giá đã gặp lực cản tại kháng cự do đó giá có thể tiến hành điều chỉnh và tạo ra điểm vào mới. Có thể canh mua ở vùng 106-106.2 USD/thùng và kỳ vọng giá tăng 1-1.5 USD/thùng.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
TIN KHÁC
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt giảm sâu(09/09/2024)
Giá dầu giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại nguồn cung(10/07/2024)
Giá dầu nối đà hồi phục(28/06/2024)
Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung(18/06/2024)
Giá dầu giảm 3 ngày liên tiếp(23/05/2024)