Bản tin MXV Năng lượng 20/04: Giá dầu thô đi xuống khi IMF hạ dự báo triển vọng kinh tế thế giới
03:05 SA @ Thứ Tư - 20 Tháng Tư, 2022

Dầu thô giảm mạnh trong phiên giao dịch tối qua, với những dự báo tiêu cực về triển vọng kinh tế thế giới của Qũy Tiền tệ Quốc tế IMF. Đóng cửa, giá dầu WTI giảm 5,17% xuống 102,05 USD/thùng còn giá dầu Brent giảm 5,22% xuống 107,25 USD/thùng.

Mặc dù giá tăng trong phiên sáng khi những lo ngại về sản lượng giảm tại Libya, khi các mỏ dầu và cảng xuất khẩu của nước này liên tiếp phải đóng cửa trước các cuộc biểu tình. Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Tin tức của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), cảng Marsa El Brega tại nước này đã được đưa vào danh sách “không thể thực hiện các cam kết và hiệp ước đối với thị trường dầu”. Hiện tại, sản lượng dầu của Libya được ước tính thiệt hại ở mức trên 400.000 thùng/ngày.


Tuy vậy, giá gặp áp lực lớn sau khi thất bại trong việc phá kháng cự mạnh. Thêm vào đó, trong báo cáo “Triển vọng Kinh tế Thế giới” mới nhất của IMF, cơ quan này hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 và 2023 lần lượt ở mức 0,8% và 0,2% xuống mức 3,6% trong cả 2 năm so với số liệu tháng 1, do ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. IMF cảnh báo cuộc chiến kéo dài có thể sẽ làm cho rủi ro kinh tế nhiều thế giới đi xuống ngày càng tăng. Các hoạt động sản xuất sẽ bị chậm lại và giảm thiểu, tăng rủi ro lạm phát và giá cả.

Tuy vậy, giá gặp áp lực lớn sau khi thất bại trong việc phá kháng cự mạnh. Thêm vào đó, trong báo cáo “Triển vọng Kinh tế Thế giới” mới nhất của IMF, cơ quan này hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 và 2023 lần lượt ở mức 0,8% và 0,2% xuống mức 3,6% trong cả 2 năm so với số liệu tháng 1, do ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. IMF cảnh báo cuộc chiến kéo dài có thể sẽ làm cho rủi ro kinh tế nhiều thế giới đi xuống ngày càng tăng. Các hoạt động sản xuất sẽ bị chậm lại và giảm thiểu, tăng rủi ro lạm phát và giá cả.

Với vai trò là năng lượng chính cho các hoạt động công nghiệp và sản xuất, thông tin này khiến cho giá dầu thô chịu ảnh hưởng mạnh hơn cả, so với các loại nguyên liệu đầu vào khác như nhóm kim loại. Bên cạnh đó, rủi ro lạm phát còn khiến cho dòng tiền trên thị trường chuyển dịch một phần vào nắm giữ các tài sản an toàn như trái phiếu và tiền mặt, khiến tài sản tài chính chung như thị trường hàng hóa chịu áp lực. Thông tin này còn làm lu mờ cả số liệu của OPEC+ cho biết sản lượng dầu của nhóm hiện đang ở mức thấp hơn 1,45 triệu thùng/ngày so với hạn ngạch đề ra, với sản lượng dầu từ Nga chỉ riêng trong tháng 3 đang thấp hơn mốc tiêu chuẩn khoảng 300.000 thùng/ngày. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, con số này sẽ tăng dần lần lượt 1,5 triệu thùng/ngày và 3 triệu thùng/ngày trong tháng 4 và tháng 5 năm nay.

Tuy vậy, thông tin của Viện Dầu khí Mỹ API sáng nay cho biết tồn kho dầu thương mại giảm mạnh 4,5 triệu tuần kết thúc 15/04 đang là yếu tố hỗ trợ tâm lý thị trường, đặc biệt sau số liệu cho thấy tồn kho tăng mạnh trong kỳ báo cáo trước.

Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị.

Giá WTI kỳ hạn tháng 06/2022 đang nhận được hỗ trợ tại vùng 102 với lực mua “bắt đáy”. Bất chấp phiên giảm hôm qua, các chỉ số vẫn đang tương đối tích cực, với RSI đi ngang trong khi MACD vẫn đang cắt lên trên đường tín hiệu Signal. Kháng cự tiếp theo ở vùng 106,4 USD/thùng, gợi ý giá vẫn còn dự địa để tăng. Có thể canh mua khi giá điều chỉnh về vùng 102,5 - 103 USD/thùng, và kỳ vọng chốt lời 1,5 - 2 USD/thùng.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Nguồn: