Giá dầu tiếp tục một phiên giao dịch biến động trong ngày hôm qua, khi tác động của việc Fed tăng lãi suất lấn át lo ngại về bất ổn nguồn cung do rủi ro địa chính trị. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 21/09, giá WTI giảm 1,19% xuống 82,94 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 0,67% xuống 88,8 USD/thùng.
Trong phiên, đã có lúc giá dầu WTI tăng vọt lên mức 86,5, sau thông tin Tổng thống Nga Putin cho biết sẽ tiến hành “động viên một phần” lực lượng quân đội bắt đầu từ ngày 21/09. Điều này tức là Nga sẽ sử dụng lực lượng dự bị và tăng cường chi tiêu quốc phòng để chuẩn bị cho cuộc chiến tại Ukraine. Điều này làm gia tăng căng thẳng trên trên thị trường, nhất là khi Nga gợi ý có thể sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân.
Tuy vậy, đà tăng của dầu bị đảo ngược, khi một loạt các thông tin tiêu cực gây sức ép lực bán trên thị trường. Mới đây nhất, theo Bloomberg, Trung Quốc vừa tăng hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm lọc dầu. Với tình hình hiện tại, điều này được xem là dấu hiệu tiêu thụ dầu nội địa của Trung Quốc đang suy yếu dần, nhất là khi không có dấu hiệu nào là chính sách Zero-Covid sẽ được nới lỏng.
Báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA cho thấy tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu tại Mỹ tiếp tục giảm trong tuần 16/09, và hiện đã xuống dưới mức 19 triệu thùng/ngày, thấp hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp giá xăng đã liên tục hạ nhiệt. Sự suy yếu trong tiêu thụ xăng tại Mỹ là yếu tố gây sức ép trong báo cáo tối qua.
Bên cạnh đó, lực bán gia tăng sau kết quả cuộc họp Fed. Sau các phát biểu mang tính “hawkish” của Chủ tịch Powell. Trước đấy, thị trường đã kỳ vọng sau 2 cuộc họp tháng 11 và tháng 12, Fed sẽ có thể giảm tốc trong quá trình tăng lãi suất. Tuy vậy, sau cuộc họp, phần lớn đã nhận định quá trình tăng lãi suất sẽ còn kéo dài đến năm 2023, đẩy nền lãi suất lên 4,5-4,75%. Dollar Index tiếp tục tăng mạnh, phá vỡ đỉnh trong năm nay, gây tác động rất tiêu cực lên giá dầu.
Sau diễn biến giá tối qua, có thể thấy rõ một điều, lo ngại về nhu cầu trong trung hạn đang lấn át các rủi ro về nguồn cung. Các yếu tố về vĩ mô sẽ tiếp tục quyết định hướng đi của thị trường, cho đến khi có sự thay đổi rõ ràng trong cân bằng cung-cầu.
Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị
Trên biểu đồ ngày, giá một lần nữa chịu sức ép tại khu vực kháng cự 86 USD/thùng. Giá hiện đang tạo ra khoảng giao dịch 81,5-86,5, với cạnh giữa dải Bollinger Bands tiếp tục là trở thành một kháng cự “mềm”. Duy trì khuyến nghị ngày hôm qua, các nhà đầu tư nên cân nhắc mở vị thế mua khi giá ở vùng 81,USD/thùng hoặc mở vị thế bán khi giá ở vùng 85,8-86,5 USD/thùng.
TIN KHÁC
Thị trường năng lượng và kim loại phản ứng với quyết định của FED(23/09/2024)
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt giảm sâu(09/09/2024)
Giá dầu giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại nguồn cung(10/07/2024)
Giá dầu nối đà hồi phục(28/06/2024)
Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung(18/06/2024)