Dầu thô tăng mạnh trở lại trong ngày hôm qua, sau một nhịp điều chỉnh phiên thứ 3. Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI tăng 5.18% lên 114.93 USD/thùng, giá Brent tăng 5.29% lên 117.75 USD/thùng.
Đà tăng duy trì từ phiên sáng, sau khi báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ API cho biết tồn kho dầu thô thương mại giảm mạnh 4.3 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 18/03. Nhu cầu đi lại được giữ vững bất chấp giá xăng dầu tăng, củng cố quan điểm rằng vùng giá hiện tại chưa phải là điểm “hủy hoại” nhu cầu như một số nhà phân tích lo sợ.
Giá dầu tiếp tục tăng sau thông báo của Phó Thủ tướng Nga cho biết xuất khẩu dầu qua đường ống CPC có thể phải tạm dừng trong 2 tháng, do các cầu cảng bị hư hỏng. Điều này đe dọa khiến cho nguồn cung dầu thế giới giảm đến 1.2 triệu thùng/ngày, và làm vấn đề thiếu hụt nguồn cung trở nên trầm trọng hơn. Với các tàu chở dầu hiện tại của Nga vẫn đang “loay hoay” tìm kiếm khách hàng thay thế sau khi chịu áp lực cấm vận từ các khách hàng phương Tây, khó có thể kỳ vọng nước này sẽ nhanh chóng tìm được đường xuất khẩu thay thế. Do đó, đây sẽ là thông tin hỗ trợ cho giá dầu trong ngắn và trung hạn.
Dầu cũng được thúc đẩy sau khi Báo cáo Dầu khí hàng tuần của EIA cho biết tồn kho dầu thô giảm 2.5 triệu thùng trong tuần vừa rồi. Tồn kho các mặt hàng khác như xăng và nhiên liệu chưng cất, nhiên liệu máy bay cũng đồng loạt giảm mạnh. Trong khi đó, sản lượng dầu tại Mỹ trong suốt 7 tuần chỉ duy trì ở mức 11.6 triệu thùng/ngày, bất chấp số lượng giàn khoan đang tăng dần lên. Như vậy, khó có thể sản lượng dầu từ Mỹ có thể tăng nhanh lên mức ý nghĩa để giảm áp lực cho sản lượng thiếu hụt từ Nga.
Trong khi đó, ngày hôm nay Tổng thống Mỹ Biden dự kiến sẽ nhóm họp với các đồng minh khối NATO và EU để bàn về tình hình tại Nga – Ukraine. Đã tròn 1 tháng kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, và nhiều phân tích chỉ ra chiến sự sẽ còn kéo dài. Mỹ đang muốn thuyết phục các đồng minh gia tăng cấm vận lên ngành dầu khí Nga. Nếu thành công, đây sẽ là tiền đề khiến cho sản xuất và xuất khẩu dầu của Nga tiếp tục giảm mạnh. Ngược lại, nếu kết quả cuộc họp chỉ dừng ở một số lệnh cấm vận nhằm vào các cá nhân và tổ chức, giá dầu có thể sẽ gặp áp lực trở lại.
Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị
Các tín hiệu kỹ thuật đang rất tích cực với MACD cắt lên đường Signal và hướng lên trên. Giá vượt qua kháng cự vùng 112.2 USD/thùng và hướng đến vùng giá 116.5 USD/thùng và kháng cự vùng 120 USD/thùng. Có thể canh mua hợp đồng dầu WTI tháng 5 khi giá điều chỉnh tại vùng 115 USD/thùng và kỳ vọng giá tăng thêm khoảng 3 USD/thùng.
TIN KHÁC
Thị trường năng lượng và kim loại phản ứng với quyết định của FED(23/09/2024)
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt giảm sâu(09/09/2024)
Giá dầu giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại nguồn cung(10/07/2024)
Giá dầu nối đà hồi phục(28/06/2024)
Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung(18/06/2024)