Lực bán mạnh tiếp tục đẩy hai mặt hàng dầu thô giảm phiên thứ ba liên tiếp, trong bối cảnh các nhà đầu tư phản ứng các kỳ vọng tiến triển trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga-Ukraine và sự gia tăng đáng ngạc nhiên trong kho dự trữ của Mỹ. Dầu thô WTI đóng cửa thấp hơn 1.5% về 95.04 USD/ thùng, còn giá dầu thô Brent cũng giảm gần 2% về 98.02 USD. Cả hai mặt hàng dầu thô hiện đã giảm hơn 20% kể từ mức đỉnh của tuần trước. Những biến động mạnh ở mức tăng giảm cực đoan của giá dầu trong thời gian gần đây có thể khiến các nhà đầu tư phải rời khỏi thị trường dầu mỏ trong một thời gian. Hiện tại, có vẻ như các nhà giao dịch đã trở nên lạc quan hơn trong về thoả thuận chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine.
Vòng trừng phạt mới nhất của châu Âu một lần nữa loại trừ dầu và khí đốt, đồng nghĩa với việc ít có khả năng xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong những tuần tới. Ngoài ra, Mỹ có vẻ gần đạt được một thỏa thuận với Iran để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt dầu mỏ để đổi lấy một thỏa thuận hạn chế tham vọng hạt nhân của nước này. Iran có thể đưa trở lại thị trường khoảng 1 triệu thùng/ngày.
Bên cạnh các tin tức địa chính trị tích cực, sức ép bán trên thị trường dầu tiếp tục gia tăng bởi mới đây Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) vừa phát hành báo cáo cho thấy tồn kho dầu thô thương mại tăng thêm 4.3 triệu thùng, cao hơn mức dự báo của API và đi ngược lại với dự báo của Reuters và Bloomberg. Báo cáo cũng chỉ ra nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày trong năm nay do kết quả của những đợt tăng giá gần đây. Tồn kho tăng trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm là yếu tố khiến cho thị trường dầu thô tiếp tục đóng cửa trong sắc đỏ.
Trong phiên hôm qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng công bố sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 0.25%, nhằm giảm nguồn cung tiền trên thị trường và chống lại áp lực lạm phát đang tăng nhanh nhất trong vòng 40 năm ở Mỹ. Việc giá năng lượng tăng vọt trong năm qua cũng góp phần khiến cho Fed cân nhắc tới các chương trình tăng lãi suất, tuy nhiên mức tăng nằm trong dự của thị trường nên quỹ đạo cơ bản của thị trường dầu không thay đổi sau tin tức này.
TIN KHÁC
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt giảm sâu(09/09/2024)
Giá dầu giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại nguồn cung(10/07/2024)
Giá dầu nối đà hồi phục(28/06/2024)
Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung(18/06/2024)
Giá dầu giảm 3 ngày liên tiếp(23/05/2024)