Kết thúc ngày 22/5, giá dầu giảm ngày thứ ba liên tiếp do nhu cầu có dấu hiệu suy yếu và sức ép vĩ mô đồng thời gây áp lực. Giá dầu WTI giảm 1,39% xuống còn 77,57 USD/thùng. Dầu Brent giảm 1,18% xuống 81,90 USD/thùng. Như vậy, giá dầu thế giới hiện đã về mức thấp nhất trong 1 tuần qua.
Theo Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 17/5 ghi nhận mức tăng 1,82 triệu thùng, trái ngược với dự báo của thị trường và thấp hơn một chút so với mức công bố tăng 2,48 triệu thùng của Viện dầu khí Mỹ API. Tuy nhiên, tồn kho xăng giảm gần 1 triệu thùng/ngày.
Bất chấp xuất khẩu và tỷ lệ lọc dầu cao hơn cùng với sản lượng ổn định, tồn kho dầu thô vẫn tăng khi số liệu điều chỉnh của EIA, theo dõi lượng dầu thô chưa được tính toán, đã tăng lên 1,4 triệu thùng vào tuần trước, mức cao nhất kể từ đầu tháng 11.
Nhập khẩu ròng dầu thô của Mỹ tuần trước đã giảm 676.000 thùng/ngày, với khối lượng từ Mexico chạm mức thấp kỷ lục 184.000 thùng/ngày. Các dữ liệu cho thấy thị trường bắt đầu tiêu thụ nhiều xăng hơn khi đang dần bước vào mùa tiêu thụ cao điểm. Tuy nhiên, tồn kho dầu vẫn cao và nhập khẩu suy giảm phản ánh nhu cầu này vẫn còn khá hạn chế, từ đó gây áp lực cho giá dầu trong phiên.
Thị trường dầu thô vật chất đang ghi nhận một số tín hiệu suy yếu. Chênh lệch giá giữa hợp đồng tháng đầu tiên của Brent so với hợp đồng tháng thứ hai, được gọi là trạng thái bù hoãn bán, đang gần mức thấp nhất kể từ tháng Giêng đầu năm.
Mặt khác, về yếu tố vĩ mô, biên bản cuộc họp lãi suất tháng 5 của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) được công bố vào rạng sáng nay cũng đã góp phần gây sức ép cho giá dầu.
TIN KHÁC
Thị trường năng lượng và kim loại phản ứng với quyết định của FED(23/09/2024)
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt giảm sâu(09/09/2024)
Giá dầu giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại nguồn cung(10/07/2024)
Giá dầu nối đà hồi phục(28/06/2024)
Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung(18/06/2024)