Thời điểm giữa thế kỷ 20, xăng dầu tại Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào sự viện trợ của Liên Xô; và Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ thôi khao khát về việc xây dựng một nền công nghiệp dầu khí phát triển để tự chủ năng lượng. Với quyết tâm, bằng những bước chuẩn bị bài bản và sự giúp đỡ của Liên Xô, ngành địa chất và công cuộc trường chinh “Tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc” dần có những hình hài nhất định. Năm 1961, bản báo cáo “Triển vọng Dầu khí ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” của chuyên gia S.K.Kitovani (Liên Xô) và các cộng sự Việt Nam được công bố.
Lá giang là một loại rau phổ biến ở Việt Nam, không gây độc hại nên đây sẽ là nguồn nguyên liệu tiềm năng có thể giảm thiểu ăn mòn động cơ, tạo ra xăng sinh học chất lượng cao.
Khôi phục một khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu là một vấn đề rất quan trọng để phục hồi môi trường. Bởi ảnh hưởng của nó có thể gây hại cho cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, tác động kinh tế nặng nề đối với các hoạt động ven biển.
Các kỹ sư tại Đại học Lancaster dẫn đầu nghiên cứu khám phá cách tạo ra chất phụ gia nhiên liệu sinh học có thể tái tạo, sử dụng bức xạ nguồn gốc từ chất thải hạt nhân.
Ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có một địa danh mang tên “đồi ông Kiệt”. Cái tên này gắn liền với một giai thoại có thật. Đó là năm 1994, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi khảo sát Dung Quất, ông đứng trên một ngọn đồi cao để quan sát toàn bộ khu vực. Sau 2 tháng kể từ chuyến đi ấy, ông ký Quyết định số 658/TTg về việc chọn Dung Quất là nơi đặt nhà máy lọc dầu (NMLD) đầu tiên của đất nước. Từ thời điểm đó, ngọn đồi được người dân gọi là “đồi ông Kiệt”. Khát vọng về phát triển lĩnh vực lọc hóa dầu Việt Nam được bắt đầu từ ngọn đồi đó, từ Dung Quất.