Khi trạm xăng không chỉ là nơi đổ xăng
04:41 SA @ Thứ Năm - 24 Tháng Mười, 2013
Hiện nay, mô hình trạm dừng chân tích hợp nhiều chức năng bao gồm: Bến xe, khu ăn uống, nhà nghỉ, cây xăng, dịch vụ hàng hóa, kho bãi… đã khá phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mô hình này còn quá ít ỏi, không được chú trọng và hoạt động kém hiệu quả.

korangi number dhai afzal mahmood 03122993325

Một trạm dịch vụ ở Pháp

Ngoài mục đích đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của hành khách, lái xe và hạn chế tai nạn giao thông, giảm thiểu vấn nạn “cơm tù” và chặt chém hành khách tại các quán ăn tự phát, trạm dịch vụ hay trạm dừng chân còn phục vụ tích cực chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Lợi ích là vậy, song trên thực tế, những trạm dừng chân đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đều rơi vào tình trạng đìu hiu, vắng khách. Chẳng hạn, ba trạm dừng nghỉ đường bộ thí điểm do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ đầu tư từ năm 2009 đến nay được giao cho các địa phương quản lý hoạt động ngày càng vắng vẻ và bắt đầu xuống cấp. Bên cạnh đó còn có các trạm dừng nghỉ do tư nhân đầu tư, trong đó có nhiều trạm thành công như Trạm dừng xe Tân Phú (Đồng Nai), trạm dừng nghỉ của Tập đoàn Mai Linh, trạm dừng chân Mekong Long Thành... Nhưng số doanh nghiệp thành công còn quá ít.

Cả nước hiện có khoảng 280.000 km đường, với hơn 17.000 km QL, nhu cầu sử dụng các trạm dừng nghỉ hiện nay rất lớn trong khi dọc các tuyến QL hầu như chỉ có các quán ăn tư nhân dọc đường, các trạm cấp xăng dầu nằm độc lập. Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ đa phần hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách và du lịch. Chính vì vậy, doanh thu của những công ty này chủ yếu từ khách hàng ruột, đội xe “nhà” nên lợi nhuận chưa đạt như kế hoạch. Nhiều nơi chỉ quan tâm về mặt thương mại mà chưa đầu tư đúng mức về dịch vụ. Mặt khác, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh nhằm tranh giành khách cũng đang là rào cản rất lớn cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ. Các trạm dừng chân hầu như đều nằm ở vị trí không phù hợp, chất lượng dịch vụ, phục vụ không linh hoạt và khó thu hút được khách đã khiến các trạm rơi vào tình trạng lãng phí như hiện nay.

Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên quốc lộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Giao thông Vận tải sẽ có 152 trạm dừng nghỉ phục vụ cho người và phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến quốc lộ, theo đó ít nhất mỗi tỉnh có một trạm dừng nghỉ trên QL1. Bộ GTVT khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các đơn vị kinh doanh vận tải, các tổng công ty xây dựng công trình giao thông thực hiện đầu tư vốn để xây dựng, khai thác trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ với nhiều ưu đãi của địa phương về miễn giảm thuế, quỹ đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng... Ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư các hạng mục dịch vụ công (miễn phí) như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh… Tuy nhiên, để phát triển hiệu quả trạm dừng nghỉ vẫn cần phải có một cơ chế, chính sách cụ thể phù hợp với thực tiễn.

Với điều kiện sống và văn hóa khác biệt, việc áp dụng mô hình trạm dừng nghỉ vào thực tiễn ở Việt Nam không phải dễ dàng nhưng mô hình các trạm nghỉ chân trên đường quốc lộ là một mô hình đáng nghiên cứu, học tập và áp dụng một cách linh hoạt ở Việt Nam.
Nguồn: