“Để đảm bảo vấn đề điều chỉnh giá xăng được công khai, minh bạch... theo tôi phải bỏ Quỹ bình ổn giá (BOG) và tăng cạnh tranh”, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong nói.
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đã nghiên cứu bài “Giá xăng: Giảm như xoa, tăng như đấm” của tác giả Ngọc Anh đăng trên báo Đời sống Pháp luật ngày 21/5/2015. Với tư cách là đại diện của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xăng dầu và là cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước và người tiêu dùng, Hiệp hội xin có một số trao đổi về nội dung bài viết trên:
Theo dõi nhiều cuộc trao đổi với báo giới, PGS.TS Ngô Trí Long, người hay có tiếng nói về cơ chế chính sách, cách điều hành thị trường xăng dầu Việt Nam trong thời gian vừa qua, vị này thường lớn tiếng phê phán những cơ chế chính sách mới về xăng dầu và một số lĩnh vực khác nhưng lại không đóng góp ý kiến của mình với tư cách "chuyên gia" trong xây dựng cơ chế thị trường cho lĩnh vực xăng dầu.
Dù đại diện Bộ Tài chính đã khẳng định, thuế bảo vệ môi trường tăng 300% từ ngày 1-5 sẽ không làm tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước, song các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu giá dầu thế giới biến động mạnh thì việc tăng thuế sẽ tác động tới giá bán lẻ.
Tại buổi họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều 1/4, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, việc điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu cùng trong tháng 3/2015 vừa qua đã được các cơ quan có thẩm quyền cân nhắc thận trọng, ngoài biến động các yếu tố chi phí đầu vào (có tăng, có giảm) còn đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá đến kinh tế, xã hội, trên cơ sở đó lựa chọn phương án có tác động bất lợi thấp nhất và hỗ trợ người tiêu dùng điện ở mức phù hợp.